Phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp
(TTV) - Chính phủ ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp.
![]() |
Trong thời gian qua, với chủ trương kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi gian lận xuất xứ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ Công Thương, Tài chính, Công an và các bộ, ngành liên quan triển khai quyết liệt nhiều hoạt động, biện pháp cụ thể, qua đó đã phát hiện, xử lý kịp thời nhiều trường hợp vi phạm.
Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thương mại quốc tế, cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả để tăng cường quản lý nhà nước về ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp nhằm phát triển bền vững xuất khẩu, nhập khẩu của ta góp phần bảo vệ và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực liên quan. Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức liên quan tập trung chỉ đạo, quyết liệt, thực hiện có hiệu quả theo mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp.
Nghị quyết nêu rõ, mục tiêu tổng quát nhằm ngăn chặn, không để xảy ra các hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu, chủ động phát hiện, xử lý nghiêm các vụ việc nếu có; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà sản xuất Việt Nam; duy trì tăng trưởng xuất khẩu theo hướng bền vững; thu hút hợp tác, đầu tư nước ngoài vào các dự án công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Đồng thời nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là triển khai các Hiệp định FTA thế hệ mới, bảo đảm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả cam kết trong các khuôn khổ đa phương và các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết; bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong thương mại quốc tế.
Hoàn thiện hệ thống pháp lý về xuất xứ hàng hóa và kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa để triển khai có hiệu quả các hoạt động ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; tăng cường năng lực bộ máy giám sát, kiểm tra để triển khai có hiệu quả các giải pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Chủ động kiểm tra, điều tra, xác minh để phát hiện các hành vi vi phạm, gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, xử lý nghiêm minh các vụ việc được phát hiện; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để ngăn chặn, phòng ngừa không để xảy ra các vụ việc gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu; đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phối hợp ngăn chặn và xử lý các vụ việc gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Giám sát hoạt động đầu tư xuất, nhập khẩu
Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật; sửa đổi hoặc thay thế Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 sửa đổi Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo hướng tăng mức xử phạt đối với các hành vi liên quan đến gian lận xuất xứ, giả mạo nhãn hàng hóa nhằm tăng tính răn đe; khẩn trương hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến xuất xứ hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa lưu thông trong nước.
Bộ Công Thương theo dõi, thống kê, cập nhật thường xuyên và kịp thời cung cấp Danh sách các mặt hàng bị điều tra, áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp bởi các nước thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, các mặt hàng có nguy cơ bị gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp (Danh sách) cho Bộ Tài chính và các bộ, ngành, tổ chức liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để tăng cường kiểm soát chặt chẽ, kiểm tra, thanh tra, đặc biệt đối với việc cấp C/O và giám sát hoạt động đầu tư, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu.
Đồng thời đẩy nhanh việc thực hiện chính sách khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa trong cơ cấu sản phẩm nhằm đáp ứng được tiêu chí hàm lượng giá trị trong nước và hàm lượng giá trị khu vực để tăng tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi, tận dụng lợi thế giảm thuế của các FTA, giảm thiểu khả năng bị các nước điều tra chống gian lận xuất xứ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; áp dụng lộ trình phù hợp với cơ chế tự chứng nhận xuất xứ và giấy chứng nhận xuất xứ qua Internet theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu, phù hợp với hệ thống pháp luật cũng như điều kiện thực tế của Việt Nam.
Thanh tra hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Bộ Công Thương tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các tổ chức cấp C/O theo quy định hiện hành bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định về xuất xứ hàng hóa; thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ chức cấp C/O (cả C/O ưu đãi và C/O không ưu đãi) bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định về xuất xứ hàng hóa; tăng cường phối hợp giữa các tổ chức cấp C/O trong việc trao đổi thông tin; tăng cường hướng dẫn về chuyên môn và nghiệp vụ các cán bộ cấp C/O, nâng cấp cơ sở vật chất, lưu trữ hồ sơ, chứng từ... tạo thuận lợi cho việc xác minh xuất xứ khi có yêu cầu.
Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương thường xuyên giám sát, cập nhật thông tin dữ liệu về tình hình cấp C/O để phát hiện các diễn biến bất thường; tiếp tục triển khai rộng rãi cơ chế phân luồng trong việc tiếp nhận hồ sơ và cấp C/O, cập nhật thường xuyên danh sách các doanh nghiệp và mặt hàng trong diện nguy cơ rủi ro cao để đưa vào luồng đỏ. Xác định trọng tâm, trọng điểm các mặt hàng xuất khẩu có dấu hiệu kim ngạch lớn bất thường để yêu cầu kiểm tra, xác minh xuất xứ; tăng cường theo dõi, giám sát đối với các doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ để tránh các trường hợp lợi dụng thực hiện hành vi gian lận về xuất xứ hàng hóa.
Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành về xuất xứ hàng hóa đối với doanh nghiệp có dấu hiệu nghi vấn gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa; thành phần đoàn kiểm tra gồm các Bộ Công Thương, Tài chính, Công an, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hiệp hội ngành hàng liên quan. Tiến hành thanh tra, kiểm tra về hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Siết chặt công tác kiểm tra xuất xứ
Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan theo dõi số liệu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thuộc Danh sách và các mặt hàng Việt Nam đang điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để hàng tháng cung cấp thông tin cho Bộ Công Thương, Bộ Công an, đặc biệt lưu ý hiện tượng kim ngạch xuất nhập khẩu biến động bất thường.
Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong địa bàn kiểm soát hải quan; tăng cường hợp tác với hải quan các nước để trao đổi thông tin liên quan đến số liệu thống kê các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam, dự báo khả năng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại và các biện pháp xử lý của cơ quan hải quan nước nhập khẩu liên quan đến gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
Siết chặt công tác kiểm tra xuất xứ từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khâu kiểm tra sau thông quan. Xây dựng mạng lưới nghiệp vụ để kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Bộ Khoa học và Công nghệ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc ghi nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường trong nước để kịp thời phát hiện các hành vi ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tăng cường công tác kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu, chuyển tải từ Việt Nam đi các nước để thực hiện việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo đúng quy định; siết chặt công tác quản lý cấp giấy chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, VCCI để tăng cường phòng, chống lẩn tránh thuế, kiểm tra, xác minh kịp thời các mặt hàng, vụ việc có dấu hiệu gian lận xuất xứ; chủ động phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm về lẩn tránh phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ theo quy định của pháp luật.
HQ (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Công bố công cụ hỗ trợ phát triển tín dụng xanh
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức công bố Sổ tay Hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng – một bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy hệ thống tài chính xanh, bền vững.

Giá xăng quay đầu đi xuống, RON 95 còn hơn 19.500 đồng/lít
Giá xăng RON 95 tại kỳ điều hành hôm nay (22/5) được điều chỉnh giảm 60 đồng, còn giá dầu diesel tăng.

Hiệu quả chương trình đầu tư tín dụng theo Nghị quyết 30a
Thực hiện Nghị quyết số 30a/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo, đến nay, hàng nghìn hộ dân tại các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để xây dựng các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo bền vững.

Thi đua yêu nước - Động lực phát triển kinh tế tập thể
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”, thời gian qua, các Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động, qua đó khẳng định vị thế của kinh tế tập thể, Hợp tác xã trong giai đoạn mới.

Hộ kinh doanh không lập hóa đơn khi bán hàng bị phạt đến 10 triệu đồng
Từ 01/6/2025, tất cả hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế.

Vận tải biển giữ đà tăng trưởng mạnh
Theo Cục Hàng hải và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Bộ Xây dựng), 4 tháng đầu năm, khối lượng hàng hóa thông quan đạt 370,5 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giảm 30% điều kiện kinh doanh ngay trong năm nay
Chính phủ đặt kế hoạch cắt giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục, chi phí, điều kiện kinh doanh trong năm nay.

Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân
Chính phủ vừa có Nghị quyết số 138 ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 68 ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Thanh Hóa có 1.670 ô, lồng nuôi cá trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện
Hiện nay, tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 1.670 ô, lồng nuôi cá trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện với tổng thể lồng nuôi 72.700m3. Các loại cá nuôi như: cá trắm, cá chép, cá lăng đen, lăng hoa, cá diêu hồng cho năng suất đạt từ 15 đến 20 kg/m3 lồng, sản lượng hàng năm đạt 1.300 tấn.

Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm tại Vĩnh Lộc
Gần 430 tỷ đồng là dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội đang được triển khai trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc. Từ nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi này đã tạo điều kiện cho hàng nghìn hộ nghèo, và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện có cơ hội khởi nghiệp, tạo việc làm, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.