Phòng chống xâm hại trẻ em: Có chứng chỉ tiền hôn nhân mới được kết hôn?
Đại biểu tham dự hội thảo về phòng, chống xâm hại trẻ em đề nghị bổ sung quy định về điều kiện kết hôn theo hướng người trưởng thành buộc phải trải qua lớp học về cách làm cha, mẹ, vợ, chồng, về kỹ năng dạy con…, có chứng chỉ tiền hôn nhân mới được kết hôn.
Chiều 13/1, Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em tiếp tục hội thảo “Phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và trong cơ sở sở giáo dục”, bàn giải pháp chặn vấn nạn này ở môi trường học đường.

Nhấn để phóng to ảnh
Con của người đồng tính dễ bị xâm hại tình dục?
Theo TS Nguyễn Xuân Thuỷ, Học viện Cảnh sát Nhân dân, từ năm 2015 đến hết tháng 6/2019, các lực lượng công an trên toàn quốc đã phát hiện hơn 7.800 vụ xâm hại trẻ em (dưới 16 tuổi), với gần 8.600 đối tượng, xâm hại 8.091 em.
Trong đó xâm hại tình dục dưới các hình thức hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác, dâm ô, sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm chiếm trên 81%. Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục được cảnh báo là “báo động đỏ”.
Thực tế, các cơ quan đã phát hiện và xử lý nhiều vụ việc hết sức đau lòng như vụ Đinh Bằng My, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) có nghi vấn xâm hại tình dục nhiều nam học sinh trong nhiều năm. Ngay tại huyện Hoài Đức, Hà Nội, một giáo viên Trường tiểu học bị phụ huynh tố cáo có hành vi dâm ô với nhiều học sinh nữ lớp 3…
“Việc thầy, cô giáo xâm hại tình dục trẻ em đã làm lệch lạc chuẩn mực đạo đức xã hội, làm các em không còn tin vào thầy cô, vào người lớn, khiến dư luận hết sức bất bình” – ông Thuỷ phân tích.
Ông cung cấp số liệu điều tra của Liên Hợp quốc cho thấy 25% những người lớn, 20% số phụ nữ tham gia khảo sát cho biết rằng họ là nạn nhân của xâm hại từ khi con nhỏ.
Giống như nhiều ý kiến khác, TS Thuỷ đề nghị tập trung cho giải pháp giáo dục, nâng cao nhận thức. Bởi giáo dục không chỉ cần thiết cho trẻ mà còn cho phụ huynh và giáo viên vì bài học về phòng tránh bị xâm hại nên được nhắc lại thường xuyên. Sự tham gia và đồng thuận của nhiều lực lượng xã hội mới có thể giúp công tác phòng chống xâm hại trẻ em được cải thiện.
Từng là một đại biểu Quốc hội, ông Thuỷ đề nghị nghiên cứu sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình, bổ sung quy định về điều kiện kết hôn theo hướng người trưởng thành buộc phải trải qua lớp học về cách làm cha, mẹ, vợ, chồng, về kỹ năng dạy con…, có chứng chỉ tiền hôn nhân mới được kết hôn.
Vị đại biểu Quốc hội khóa XII lập luận, thực tế cho thấy nhóm trẻ em có nguy cơ cao bị xâm hại, bị lôi kéo vào hướng sống lệch lạc, thiếu lành mạnh hầu hết có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, khuyết bố/mẹ hoặc cả hai, hoặc bố mẹ sống bạo lực, không hạnh phúc, bố/mẹ là người đồng tính…
Từ đó, ông Thủy cũng kiến nghị xem xét quy định cho người đồng tính được kết hôn hoặc đăng ký sống chung, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con người nói chung, dần thay đổi các quan niệm và định kiến xã hội, bảo vệ và phòng chống xâm hại trẻ em là con của các gia đình này.
Bởi theo ông Thuỷ, hiện nay việc các cặp đồng tính chung sống hay kết hôn với nhau vẫn bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Trong khi đó, nhu cầu có con của các cặp đôi này là có thật, luật có không thừa nhận thì họ vẫn chung sống, sinh con hoặc xin, nhận con nuôi. Thực tế cũng cho thấy con của những người đồng tính rất dễ trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục trong trường học.
Lo ngại mới nhìn thấy phần nổi của tảng băng

Nhấn để phóng to ảnh
Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD-ĐT Bùi Văn Linh thừa nhận, hiện nay, học sinh phổ thông rất thiếu kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng đối phó với các hành vi xâm hại. Nhiều bậc phụ huynh lại bao bọc, theo kè kè con quá mức, mặc dù trường ngay gần nhà nhưng vẫn đưa đi đón về.
Ông Linh khẳng định, nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường, giáo dục đạo đức, lối sống, ứng xử văn hoá cho học sinh là giải pháp quan trọng.
Bà Lê Hồng Loan, Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em, Unicef Việt Nam đề nghị cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm, chuẩn nghiệp của các bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường học trong giao tiếp, ứng xử với học sinh. Các hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực của cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường với học sinh cần bị xử lý nghiêm khắc.
“Giáo dục giới tính, bình đẳng giới, kỹ năng tự bảo vệ… cần được lồng ghép vào các môn học phụ thuộc vào lứa tuổi học sinh. Mối liên hệ giữa nhà trường, phụ huynh, học sinh cần thông suốt, thông tin phải chuyển gửi rõ ràng” – bà Loan nói.
Khái quát các nội dung đề ra, Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình băn khoăn vì nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để bảo vệ trẻ em mà nạn xâm hại trẻ vẫn ngày càng trầm trọng. Bộ GD-ĐT cũng đã làm rất nhiều việc, ra rất nhiều loại công văn, thủ tục nhưng đi vào thực tế, các quy định được thực hiện thế nào, có hình thức không… thì vẫn cần sự đánh giá, trả lời cụ thể.
“Lo ngại nhất là chúng ta đều có cảm giác, vấn đề xâm hại trẻ em, chúng ta vẫn mới chỉ nhìn thấy phần nổi của tảng băng thôi” – ông Bình nhận định.
Ông nhấn mạnh 5 hình thức xâm hại trẻ em đang diễn ra hàng ngày ngay trong môi trường học đường. Đó là bạo lực và bắt nạt; áp lực học hành (là một loại hình bóc lột trẻ em); xâm hại tình dục; phân biệt đối xử (tương ứng với quy định của luật là hành vi bỏ rơi các em, để trẻ bị cô lập ngay trong tập thể của mình); xâm hại khác (tệ nạn xã hội…).
Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục cho rằng: “Hình thức xâm hại bằng bạo lực, xâm hại tình dục và xâm hại từ áp lực học hành là nặng nề nhất. Đã có không ít học sinh tìm đến cái chết. Sau mỗi kỳ thi lại có nhiều trẻ hơn thể hiện sự tâm tư, mệt mỏi, bế tắc. Rõ ràng vấn đề nằm ở nhận thức của cả xã hội. Cần làm rõ chúng ta có đang chạy theo thành tích mà thành bạo hành con trẻ hay không?”.
Phương Thảo/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hết năm 2025, cả nước sẽ có khoảng 68.000 trạm BTS 5G
Theo thông tin từ Cục Tần số Vô tuyến điện - Bộ Khoa học và Công nghệ, đến nay cả nước đã có 11.000 trạm 5G được triển khai, phủ sóng trên 26% dân số và dự kiến đến hết năm 2025 là 68.000 trạm.

Sầm Sơn triển khai quy định mới với xe điện: An toàn nhưng chưa thuận tiện
Từ ngày 1/7, xe điện tại Sầm Sơn chỉ được phép hoạt động trên những tuyến đường có biển báo giới hạn tốc độ 30km/h. Ghi nhận của phóng viên Chuyên mục ATGT 24h tại phường Sầm Sơn, trong ngày đầu tiên thực hiện, các lái xe điện đã chấp hành đúng quy định mặc dù không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng.

Người dân được chọn địa điểm đăng ký xe từ 1/7
Cá nhân, tổ chức sẽ được phép đăng ký xe tại bất kỳ Công an cấp xã nào trong tỉnh, thành phố nơi mình cư trú từ 1/7/2025.

Đề xuất mức thu phí với 13 tuyến cao tốc hoàn thành năm 2025
Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất thu phí đối với 13 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư có tiến độ hoàn thành trong năm 2025 dựa trên tiến độ xây dựng trạm dừng nghỉ, hệ thống giao thông thông minh.

Tiếp nhận tố giác, tin báo về hành vi mua bán người qua Tổng đài 111
Theo Nghị định 162/2025 của Chính phủ, Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống mua bán người sử dụng số điện thoại ngắn 111 của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em để tiếp nhận tố giác, tin báo về hành vi mua bán người.

Đảm bảo an ninh trật tự ngay từ ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Cùng với công tác sáp nhập địa giới hành chính, triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, lực lượng Công an cấp xã, phường cũng có nhiều thay đổi cả về số lượng cán bộ, chiến sĩ và địa điểm làm việc. Việc phân công, phân nhiệm rõ ràng từ sớm, các đơn vị Công an xã, phường trên địa bàn tỉnh duy trì hoạt động ổn định thường ngày, phục vụ tốt nhu cầu của Nhân dân và đảm bảo không để xảy ra tình huống đột xuất, bất ngờ.

Bám cơ sở, giữ bình yên, vì Nhân dân phục vụ
Từ ngày 01/7, 166 Công an xã, phường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động sau điều chỉnh địa giới hành chính. Khối lượng công việc lớn, địa bàn thay đổi nhiều, nhưng mỗi cán bộ, chiến sĩ đều bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ với tinh thần chủ động, trách nhiệm cao nhất, quyết tâm “bám cơ sở, giữ bình yên, vì Nhân dân phục vụ”.

Người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố được hưởng phụ cấp cao nhất bằng 6,0 lần mức lương cơ sở
Từ 1/7/2025, người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng mức cao nhất bằng 6,0 lần mức lương cơ sở, tương ứng 14.040.000 đồng/tháng.

Đảm bảo quyền lợi bảo hiểm xã hội, y tế khi vận hành chính quyền 2 cấp
Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẳng định, khi mô hình chính quyền địa phương hai cấp vận hành trên toàn quốc, mọi quyền lợi về lương hưu, trợ cấp và bảo hiểm y tế của người dân được bảo đảm đầy đủ, kịp thời, không bị gián đoạn.

Tập huấn truyền thông, tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao tại Trại giam Thanh Phong
Chiều 1/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc hội nghị tập huấn truyền thông về vai trò, giá trị của gia đình đối với phạm nhân; tập huấn, hướng dẫn hoạt động thể dục, thể thao, tổ chức giải đấu thể thao cho các bộ chiến sĩ, cảnh sát Trại giam Thanh Phong, thuộc Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (C10).
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.