Phòng tránh nguy cơ ngộ độc thuốc khi trẻ nghỉ hè
Các chuyên gia y tế khuyến cáo: Trong thời gian nghỉ hè, nguy cơ ngộ độc thuốc ở trẻ có xu hướng gia tăng do trẻ thường ở nhà với ông bà, người giúp việc, thậm chí ở nhà tự chơi một mình mà không có sự giám sát của người lớn.
Phòng tránh nguy cơ ngộ độc thuốc khi trẻ nghỉ hè
Theo các bác sĩ, trẻ nhỏ từ 0-5 tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ ngộ độc thuốc cao nhất. Những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thuốc ở trẻ em đa phần là do sự bất cẩn của người lớn. Khi trẻ bị ngộ độc thuốc có thể có những biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy... Trường hợp nhẹ trẻ có thể ho sặc sụa, tâm lý hoảng hốt. Nghiêm trọng hơn, trẻ có biểu hiện khó thở, thở gấp, tím tái, hôn mê, co giật…

Nếu nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thuốc, bố mẹ, người nhà cần bình tĩnh và tìm hiểu về loại thuốc mà bé đã uống nhầm. Trước khi đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, cần nhanh chóng gây nôn cho trẻ để tống ngược chất độc ra ngoài. Giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng, không được bế nằm vì có thể gây trào vào thực quản, khí quản, thậm chí phổi khi trẻ đang nôn ói nhiều. Tuy nhiên, không được gây nôn trong trường hợp trẻ đã bị hôn mê, trẻ đang lên cơn co giật. Sau bước sơ cứu ban đầu, cần ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất để cấp cứu, giải độc cho trẻ. Khi đi nhớ cầm theo thuốc nghi ngờ gây độc để bác sĩ biết được nguyên nhân và có phương án giải độc phù hợp.

Để phòng ngừa ngộ độc thuốc, các bác sĩ khuyến cáo:
Mỗi gia đình cần có tủ thuốc cố định, treo cao ngoài tầm với của trẻ để bảo quản thuốc. Không để thuốc vào những vật đựng có thể gây nhầm lẫn cho trẻ, luôn để thuốc tránh xa tầm tay bé. Cha mẹ, ông bà không được tự ý mua thuốc cho trẻ nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Nếu trẻ đau ốm, cần đưa trẻ đi khám và tuân thủ đơn thuốc bác sĩ kê, tuyệt đối không tự tăng giảm liều hoặc sử dụng lại đơn thuốc cũ.

Gia tăng trẻ mắc chứng chậm phát triển vận động
Lật người, lăn, bò, đứng dậy, biết đi… là những mốc vận động quan trọng trong năm đầu đời của trẻ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều trẻ không đạt được những mốc phát triển này - dấu hiệu của tình trạng chậm phát triển vận động. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá.

Phòng, chống bệnh liên cầu lợn ở người
Theo thông tin từ Bộ Y tế, thời gian gần trong trong cả nước xuất hiện nhiều ca mắc liên cầu lợn. Bệnh liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn liên cầu lợn lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ lợn mắc bệnh. Tỷ lệ tử vong từ 5% tới 20%, nếu khỏi thì thời gian hồi phục thường kéo dài. Để phòng, chống bệnh liên cầu lợn ở người, Bộ Y tế khuyến cáo:

Không kinh doanh, sử dụng sản phẩm “Xi Chuan Qi” nghi ngờ kém chất lượng
Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền nhận được hồ sơ liên quan đến sản phẩm “Xi Chuan Qi” (do Hongkong Wisdom Medical Factory sản xuất) nghi ngờ kém chất lượng/giả mạo từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng và ngăn chặn hàng kém chất lượng, hàng giả lưu hành trên thị trường, Sở Y tế có ý kiến như sau:

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống một loại vi khuẩn mùa mưa bão
Mưa bão khiến nước tràn ra từ các cống rãnh, hệ thống thoát nước, kéo theo vi sinh vật, bụi bẩn, rác thải và chất ô nhiễm lan rộng trong môi trường sống. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus sinh sôi, kéo theo hàng loạt bệnh lý nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị bệnh
Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Dù dịch không gây bệnh cho người nhưng việc tiêu thụ thịt lợn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Người tiêu dùng cần đặc biệt cảnh giác, cẩn trọng khi lựa chọn, chế biến thịt lợn.

Đảm bảo khám chữa bệnh an toàn trong và sau mưa bão
Trước diễn biến phức tạp và mức độ rủi ro cao của bão số 3, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động triển khai đồng bộ các phương án ứng phó, vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh, vừa duy trì hiệu quả hoạt động khám, chữa bệnh và cấp cứu.

Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh
Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh”. Theo Bộ Y tế, những giờ đầu đời của trẻ sơ sinh là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng từ môi trường trong tử cung sang môi trường ngoài tử cung. Khoảng 2/3 số ca tử vong sơ sinh xảy ra trong ba ngày đầu sau sinh, nhiều trường hợp có thể phòng ngừa được bằng các can thiệp đơn giản. Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm là một gói các can thiệp dựa trên bằng chứng được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nhằm cải thiện tử vong sơ sinh.

Bộ Y tế yêu cầu trực cấp cứu 24/24h trong bão số 3
Trước tình trạng cơn bão số 3 có thể ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam (dự báo từ đêm ngày 21/7), với vùng ảnh hưởng từ Quảng Ninh đến Nghệ An, Bộ Y tế vừa ban hành công điện chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị y tế trực thuộc khu vực miền Bắc, miền Trung chủ động triển khai công tác ứng phó.

Bộ Y tế phải hoàn thành kết nối dữ liệu bệnh viện với VNeID trước 31/8
Trong kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, Bộ Y tế được giao một loạt nhiệm vụ trọng tâm cần hoàn thành trước ngày 31/8/2025, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trong ngành y tế.

Bệnh viện Đa khoa Quan Hóa gặp nhiều khó khăn
Những năm qua, bệnh viện Đa khoa Quan Hóa đối mặt với rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực, ảnh hưởng đến chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.