Phụ nữ Thanh Hóa phát triển kinh tế tập thể
(TTV) - Nhằm khuyến khích hội viên phụ nữ hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế, Hội LHPN Thanh Hóa đã chỉ đạo các cơ sở Hội thành lập được 340 mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ. Việc phát triển kinh tế tập thể đã giúp các hội viên chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Từ những hộ làm trang trại riêng lẻ, được sự vận động của Hội LHPN xã, Hợp tác xã trồng cây ăn quả do phụ nữ làm chủ xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa được thành lập. HTX có 20 thành viên, tổng diện tích cây ăn quả gần 10 ha. Tham gia HTX, các thành viên có điều kiện chia sẻ kiến thức chăm sóc cây ăn quả theo hướng an toàn. Vào mùa thu hoạch, mỗi ngày HTX cung ứng ra thị trường từ 2-3 tạ trái cây các loại.
Tại huyện miền núi Quan Hóa, tranh thủ các nguồn hỗ trợ của Trung ương và địa phương, Hội Liên hiệp phụ nữ đã xây dựng được 5 mô hình kinh tế tập thể. Mỗi mô hình ban đầu có từ 15 đến 20 thành viên.
Tham gia mô hình, các hộ được tặng con giống để phát triển chăn nuôi. Khi con giống sinh sản lứa đầu, các thành viên sẽ tặng hộ nghèo, cận nghèo tiếp theo để nhân rộng . Với cách làm này, nhiều tổ hợp tác đã phát triển lên 50, 70 thành viên, quy mô chăn nuôi của mỗi hộ thành viên được mở rộng. Kinh tế tập thể giúp chị em phụ nữ tổ chức sản xuất chuyên nghiệp hơn, đồng thời tăng tính gắn bó, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống.
Bà Phạm Thị Cúc, Chủ tịch Hội LHPN huyện Quan Hóa cho biết thêm "khi chị em tham gia tổ hợp tác, được hỗ trợ nhau về kinh nghiệm chăn nuôi. Chị em còn chia sẻ cách nuôi dạy con cái, tổ chức cuộc sống gia đình, vì vậy nhiều chị em có cuộc sống tốt hơn, thoát nghèo và khá giả".
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, Hội liên hiệp phụ nữ Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo các cấp hội, huy động nguồn lực, vận động hội viên tham gia phát triển kinh tế tập thể. Hỗ trợ các thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm liên kết sản xuất thăm quan, học hỏi các mô hình kinh tế trong và ngoài tỉnh, xây dựng gian hang giới thiệu sản phẩm, tổ chức ngày phụ nữ sáng tạo...Chỉ tính từ đầu năm đến nay, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã huy động được gần 1 tỷ để hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể.
Đến nay, đã có 340 hợp tác xã, tổ hợp tác do phụ nữ là chủ, tạo việc làm cho trên 4.000 hội viên, phụ nữ với mức thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/1 người mỗi tháng.Việc phát triển kinh tế tập thể là điều kiện để các cấp Hội phụ nữ phát huy tốt tiềm năng, lợi thế về nguồn lao động, nâng cao thu nhập cho hội viên.
Năm 2025, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,7%
Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa đưa ra dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,7% vào năm 2025, với mức tăng trưởng trong nửa đầu năm đạt 7,5% so với cùng kỳ năm trước và mức 6,1% trong nửa cuối năm.
Thiệu Hóa: Gần 1.400 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm
Nhằm nâng cao giá trị nông sản hàng hóa và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, quỹ đất nhằm thu hút doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân.
Như Xuân trồng mới 150 ha cây ăn quả
Năm 2024, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã trồng mới gần 150 ha cây ăn quả, nâng tổng diện tích cây ăn quả toàn đạt hơn 1.330 ha.
Năm 2024, huyện Như Thanh phát triển thêm 17 trang trại
Trong năm 2024, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa phát triển thêm 17 trang trại đạt các tiêu chí theo Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lũy kế đến nay trên địa bàn huyện có 42 trang trại, trong đó: có 30 trang trại chăn nuôi, 1 trang trại lâm nghiệp, 7 trang trại tổng hợp và 4 trang trại trồng trọt.
Sẵn sàng nguồn vật tư cho sản xuất vụ chiêm xuân
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, vụ chiêm xuân năm 2025, Thanh Hóa có diện tích gieo cấy 111.500ha lúa. Để đảm bảo nhu cầu vật tư cho sản xuất, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, phân bón trên địa bàn tỉnh đã chủ động nguồn cung, sẵn sàng cung ứng cho người dân.
Thanh Hóa trồng mới và trồng lại 10.000 ha rừng
Tính đến cuối tháng 12 năm 2024, các tổ chức, cá nhân, gia đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã trồng mới và trồng lại sau khai thác 10.000 ha rừng, trong đó có 1.500 ha rừng được trồng bằng nuôi cấy mô, chủ yếu là keo.
Năm 2024: Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá tăng trưởng cao
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Chỉ số sản xuất toàn ngành ước đạt 19,25%, vượt mục tiêu đề ra và là động lực chính đóng góp cho tăng trưởng GRDP và thu ngân sách của tỉnh. Kết quả này cho thấy nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ và thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
Năm 2024, sản xuất công nghiệp Thanh Hoá tăng trưởng cao
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước đạt 19,25%, vượt mục tiêu đề ra và đóng góp tới 50%, tương đương chiếm 7,37% điểm vào tốc tăng trưởng GRDP của tỉnh.
Đa dạng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là thời điểm tiêu thụ hàng hóa lớn nhất trong năm. Nắm bắt nhu cầu mua sắm của người dân, thời điểm này, các đơn vị, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chuẩn bị nguồn hàng hóa các loại. Năm nay, nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm Tết khá đa dạng, dồi dào, giá cả cơ bản ổn định.
Các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh dịp cuối năm
Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Đây là thời điểm hàng hóa được tiêu thụ nhiều nhất trong năm nên các daonh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tăng tốc sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.