Phục hồi sức khỏe cơ xương khớp
Cơ xương khớp là hệ thống nâng đỡ và vận động của cơ thể, giúp chúng ta di chuyển, làm việc. Tuy nhiên, do tuổi tác, chấn thương, hoặc các bệnh lý mãn tính, chức năng cơ xương khớp có thể suy giảm, gây đau đớn, khó khăn trong vận động, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc phục hồi xương khớp là rất quan trọng, giúp duy trì sức khỏe và sự linh hoạt của cơ thể.
Bị tai nạn, ngã từ độ cao 6m xuống đất, ông Lê Thanh Học, 74 tuổi bị vỡ xương bánh chè, vỡ 2 đốt sống lưng. Phẫu thuật, cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Việt Đức, 2 tháng sau, ông được gia đình đưa tới Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương để tiếp tục điều trị. Sau chấn thương, ông Học bị suy giảm khả năng vận động, chưa thể tự đi lại. Tại đây, các y bác sỹ đã điều trị, hướng dẫn ông tích cực tập luyện để tránh nguy cơ biến dạng xương, dần có được sự vận động bình thường trở lại.
Ông Lê Thanh Học, huyện Hoằng Hóa, cho biết: "Từ chỗ chân đau, tiếp đất còn đang ngượng, đến nay tôi đã tự chống nạng đi lại bình thường, chỗ phẫu thuật cũng bớt đau, tiến triển tốt. Còn riêng chỗ đốt sống lưng, khi ngồi còn hơi tê một chút, các bác sĩ bệnh viện Việt Đức nói tôi cao tuổi nhưng phục hồi nhanh, may mà không bị liệt tủy".
Cũng do chấn thương, anh Nguyễn Trọng Cường (33 tuổi) bị đứt dây chằng chéo, khiến anh không thể đi lại. Nếu không can thiệp sớm sẽ gây rách sụn, giãn các dây chằng còn lại, bề mặt sụn khớp bị bong tróc, thoái hóa khớp, khớp gối bị hạn chế cử động sẽ khiến cơ đùi bị teo. Các bác sỹ chỉ định, trường hợp của anh phải phẫu thuật. Và sau khi phẫu thuật, điều quan trọng nhất là phải tập phục hồi chức năng để lưu thông máu, giúp dây chằng được tái tạo, giữ vững khớp gối.
Anh Nguyễn Trọng Cường, Thành phố Sầm Sơn, cho biết: "Vết thương của tôi đỡ đau hơn nhiều. Nhờ sự chăm sóc tận tình của các bác sĩ, bây giờ tôi đã tự đi lại, không cần phải có sự hỗ trợ của người khác".
Sau chấn thương, người bệnh cần phải kiên trì tập luyện phục hồi chức năng các khớp, duy trì sức cơ để tăng cường tuần hoàn máu, gia tăng chuyển hóa, thư giãn cơ, giảm đau, tăng tỷ lệ liền xương và sớm phục hồi chức năng vận động. Thời gian phục hồi tùy theo xương, mức độ tổn thương, tuổi tác và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Do đó, cần kiên nhẫn điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Bên cạnh đó, nếu xương không khỏe mạnh sẽ dễ gặp các vấn đề như: loãng xương, giảm xương, viêm xương khớp, gãy xương…
Thạc sỹ, Bác sỹ nội trú Lại Văn Trung, Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương
Cùng với việc duy trì thói quen lành mạnh như tập thể dục và nghỉ ngơi điều độ, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng giúp xương được chắc khỏe. Trong bữa ăn của mỗi gia đình cần bổ sung các các thành phần thiết yếu như: canxi, vitamin D, vitamin K2, Protein… Trong đó, canxi là một trong những khoáng chất chính tạo nên xương, là yếu tố thiết yếu trong cấu tạo mô xương, giúp hệ xương khỏe mạnh.
Nếu gặp các vấn đề xương khớp, tuyệt đối không tự ý điều trị mà nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sỹ khám và tư vấn kịp thời.
Đề xuất người bệnh nặng được "vượt tuyến" không cần giấy chuyển viện
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) 2024 đang lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương và dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8. Theo đó, Bộ Y tế đề xuất người mắc bệnh hiểm nghèo, hiếm, nặng được chuyển thẳng lên cơ sở y tế tuyến trên, không cần theo trình tự khám, chữa bệnh BHYT.
Gia tăng tình trạng cận thị học đường
Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có khoảng 5 triệu trẻ em mắc tật khúc xạ gồm cận thị, viễn thị và loạn thị, trong đó cận thị chiếm tới hơn 40%, và đang có dấu hiệu gia tăng ở lứa tuổi mầm non, tiểu học. Cận thị không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm.
“Bông hồng Vàng” của ngành dược Việt Nam
Trải qua gần 15 năm có mặt trên thị trường, Dược phẩm Tâm Bình là một trong những thương hiệu Đông dược uy tín, từng bước khẳng định được vị thế vững chắc trong ngành dược Việt Nam. Đây là kết quả nỗ lực không mệt mỏi của tập thể cán bộ, nhân viên công ty, đứng đầu là “thuyền trưởng” - Dược sĩ cao cấp Lê Thị Bình, Tổng giám đốc Công ty, một trong những “Bông hồng vàng” của cộng đồng doanh nhân nữ Việt Nam.
Chăm sóc sức khỏe đôi mắt cho trẻ em
Ngày Thị giác Thế giới được tổ chức vào thứ Năm của tuần lễ thứ 2 trong tháng 10 hằng năm, nhằm tập trung sự chú ý của toàn cầu vào vấn đề mù lòa, suy giảm thị lực và việc phục hồi các chức năng thị giác. Năm nay, ngày Thị giác Thế giới được tổ chức vào ngày 10/10, với chủ đề: “Ưu tiên chăm sóc mắt trẻ em”, nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về việc chăm sóc và bảo vệ đôi mắt khoẻ cho thế hệ trẻ.
Cần ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc
Ngày sức khỏe tâm thần Thế giới được tổ chức vào ngày 10/10 hằng năm nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy các hoạt động thiết thực chăm sóc sức khỏe tâm thần cho mọi người. Năm 2024, Ngày sức khỏe tâm thần thế giới được tổ chức với chủ đề “Ưu tiên sức khoẻ tâm thần tại nơi làm việc”.
Cả nước ghi nhận hơn 79.700 ca sốt xuất huyết
Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết năm nay giảm so với cùng kỳ, tuy nhiên với điều kiện môi trường sau bão lũ, nguy cơ gia tăng các ca mắc sốt xuất huyết là hiện hữu.
Trao tặng tóc cho bệnh nhân ung thư
Chiều ngày 09/10, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Quỹ Ngày mai tươi sáng và các đơn vị tài trợ đã tổ chức chương trình “Tặng tóc cho người bệnh ung thư”.
Phòng chống các bệnh truyền nhiễm mùa Thu – Đông cho trẻ em
Thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa Thu sang Đông, độ ẩm không khí cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch kém, chưa kịp thích nghi với sự thay đổi nên rất dễ nhiễm bệnh.
WHO triển khai Kế hoạch toàn cầu giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do sốt xuất huyết
Sự lây lan nhanh chóng của bệnh sốt xuất huyết trong những năm gần đây là một xu hướng đáng báo động, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các ngành và xuyên biên giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa khởi động Kế hoạch chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó chiến lược toàn cầu để giải quyết bệnh sốt xuất huyết.
Video: Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ
Từ đầu tháng 9 đến nay, mưa bão, lũ lụt xảy ra tại nhiều địa phương ở miền Bắc và miền Trung nước ta. Tại Thanh Hóa, một số huyện, thành phố cũng đã xảy ra ngập lụt cục bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Đặc biệt, sau mưa lũ, ngập lụt, các chất bẩn, độc hại, môi trường bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm cho mắt. Trong đó bệnh viêm kết mạc hay còn được gọi là đau mắt đỏ là phổ biến, có thể bùng phát thành dịch. Liên quan đến vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với Bác sĩ CKI Lê Đình Hưng, Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Medic Hải Tiến.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.