Qualcomm nhảy vào thị trường hạ tầng 5G với chip trạm gốc
Ngày 20/10, Qualcomm cho biết, họ sẽ sản xuất chip cho thiết bị mạng viễn thông 5G, đánh dấu sự gia nhập đầu tiên của một công ty công nghệ lớn của Mỹ vào thị trường do các công ty châu Âu và Trung Quốc thống trị.
Qualcomm có trụ sở tại San Diego đã là nhà cung cấp chip lớn nhất cho điện thoại di động, bao gồm cả chip modem kết nối thiết bị cầm tay với mạng dữ liệu di động 5G. Tuy nhiên, thị trường trạm gốc 5G và các cơ sở hạ tầng khác để cung cấp cho các nhà mạng viễn thông trên thế giới đã bị thống trị bởi những công ty lớn như Nokia của Phần Lan, Ericsson của Thụy Điển và Huawei của Trung Quốc.
Qualcomm không có kế hoạch cạnh tranh trực tiếp với các nhà cung cấp lớn đó mà họ đang hướng tới khả năng trở thành nhà cung cấp chip cho các công ty này và những công ty khác khi công nghệ trong các trạm gốc 5G thay đổi.
![]() |
Qualcomm nhảy vào thị trường hạ tầng 5G với chip trạm gốc |
Ngày nay, các trạm gốc 5G cũng giống như điện thoại di động đời đầu, ở đó chỉ một công ty thiết kế toàn bộ thiết bị từ đầu đến cuối, đặt hàng các chip tùy biến và viết phần mềm tùy biến. Nhưng lĩnh vực điện thoại thông minh cuối cùng cũng bùng nổ khi Qualcomm bắt đầu cung cấp chip xử lý điện thoại tiêu chuẩn công nghiệp và hệ điều hành Android của Google cho phép hàng trăm nhà sản xuất điện thoại tham gia thị trường bằng cách dựa trên thiết bị của họ trên sự kết hợp Qualcomm-Android.
Ông Cristiano Amon - Chủ tịch của Qualcomm cho biết, xu hướng tương tự hiện đang diễn ra với các trạm gốc 5G, nơi các công ty như Microsoft và những công ty khác đang nghiên cứu để viết phần mềm chạy trên các trạm gốc 5G được “ảo hóa”. Qualcomm muốn trở thành nhà cung cấp chip cho các trạm gốc này cho cả các nhà sản xuất hiện có và bất kỳ công ty mới tham gia nào.
“Tôi nghĩ rằng chúng tôi có lợi thế khi nghĩ về cơ sở hạ tầng thế hệ tiếp theo. Chúng tôi không phải lo lắng về bất kỳ sản phẩm kế thừa nào, vì vậy chúng tôi có thể bắt đầu thiết kế thứ gì đó từ đầu”, Cristiano Amon nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn.
Theo Vietnamnet
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ngành ngân hàng cần 750.000 nhân lực công nghệ vào năm 2026
Trong xu thế công nghệ mới, các ngân hàng sẽ cần thêm rất nhiều nhân lực để phát triển các công nghệ chiến lược liên quan đến hoạt động của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, như fintech, tài sản số, blockchain, AI.

Tài sản số, tiền mã hóa sẽ được bảo vệ như tài sản thực
Mới đây, Luật Công nghiệp công nghệ số đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1/1/2026. Luật này đánh dấu lần đầu Việt Nam có khung pháp lý cho tài sản số.

Hàng triệu việc làm đang dần bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình thị trường lao động toàn cầu với tốc độ chưa từng thấy. Dự báo sẽ có hàng triệu việc làm dần bị thay thế bởi AI.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sắp được hưởng những ưu đãi chưa từng có
Theo Luật Công nghiệp công nghệ số chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm sạch, hữu cơ đang được áp dụng rộng rãi. Hình thức này không chỉ đem lại sự chủ động cho doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân, mà còn giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng, từ đó nâng cao thu nhập mở ra hướng đi mới, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Ứng dụng công nghệ trong giữ gìn phát huy các tư liệu hiện vật lịch sử
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện đang lưu giữ hơn 30 nghìn tư liệu, hiện vật chứa đựng những giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hóa của Thanh Hóa nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc lưu giữ đang góp phần quan trọng vào phát huy giá trị của tư liệu, hiện vật.

Điện lực Thanh Hoá đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý điện
Thực hiện Nghị quyết số 03 ngày 11/1/2021 của Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc thực hiện chuyển đổi số, Công ty Điện lực Thanh Hoá đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ với quyết tâm đưa hoạt động quản lý điện và các dịch vụ điện trở nên thông minh, hiệu quả và tiện ích hơn. Thực tế qua gần 5 năm triển khai, những thành công trong chuyển đổi số không chỉ mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả kinh tế cho ngành điện mà còn giúp nâng cao chất lượng phục vụ, nhận được sự hài lòng, ủng hộ của khách hàng.

Giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi
Trung tâm Sáng tạo, khai thác dữ liệu (Trung tâm Dữ liệu quốc gia) và Hiệp hội Dữ liệu quốc gia vừa giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi.

Phần lớn đồng hồ thông minh có thể đang đo chỉ số calo sai lệch
Theo kết quả thử nghiệm mức độ chính xác của một số đồng hồ thông minh của Phòng thí nghiệm My Vital Metrics (Vương quốc Anh), phần lớn đồng hồ thông minh chỉ đang dùng thuật toán để dự đoán, chứ không thực sự đo lường chính xác các chỉ số cơ thể.

Ưu đãi phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về dữ liệu
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 169/2025 quy định hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.