ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Quản lý sử dụng tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh

Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, thôn, sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập, từ đó giúp giảm được đáng kể số lượng đơn vị hành chính. Tuy nhiên, sau sáp nhập đã xảy ra tình trạng dư thừa hàng trăm công trình công sở, nhà văn hoá, đơn vị sự nghiệp công lập, gây lãng phí tài nguyên đất đai và ngân sách nhà nước. Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm quản lý và sử dụng các tài sản công này song thực trạng này vẫn đang là bài toán hết sức nan giải của các địa phương.

Thanh Thảo – Quốc An

06/07/2024 09:35

Sau khi phường An Hoạch và xã Đông Hưng sáp nhập thành phường An Hưng từ cuối năm 2019 đến nay thì công sở của phường An Hoạch cũ đã bị bỏ không, xuống cấp nghiêm trọng…

Cũng tại phường An Hưng, đến nay còn 8 công trình công sở, trường học, nhà văn hoá, trụ sở công an bị bỏ không. Người dân và chính quyền địa phương đã kiến nghị rất nhiều lần, nhưng đến nay các tài sản công này vẫn chưa được sắp xếp. Bà Trần Thị An, Trưởng phố Trung Sơn, phường An Hưng, thành phố Thanh Hoá cho biết: "Người dân đi qua cảm thấy rất sót ruột, vì lãng phí quá nhiều đối với nhà nước, do không sử dụng nên hư hỏng xuống cấp nhanh, mong các cấp lãnh đạo quan tâm hướng dẫn giải quyết tồn đọng, tránh lãng phí của Nhà nước".

Quản lý sử dụng tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh- Ảnh 1.

Theo tổng hợp từ Sở Tài chính, toàn tỉnh hiện có 537 cơ sở nhà đất dôi dư sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, thôn và sáp nhập đơn vị sự nghiệp công lập. Đến nay Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất của tất cả các cơ quan, đơn vị, huyện, thị xã, thành phố. Số cơ sở dôi dư sau sáp nhập đã được phê duyệt phương án là 455/537 cơ sở. Trong đó sẽ điều chuyển 83 cơ sở, thu hồi 17 cơ sở, bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với 193 cơ sở; tạm giữ 20 cơ sở và chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý 142 cơ sở. Tuy nhiên, kết quả triển khai phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà đất dôi dư tại hầu hết các địa phương, đơn vị còn rất chậm.

Ông Hoàng Huy Tự, Trưởng phòng Tài chính Kế hoạch, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Khó khăn sắp xếp tài sản công dôi dư chủ yếu là sau khi chuyển đổi công năng sang hình thức khác thì phải cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất phù hợp. Và việc cập nhật quy hoạch này cũng mất khá nhiều thời gian". Ông Trương Trọng Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thanh Hoá cũng cho biết: "Khó khăn vướng mắc chung là cơ chế chính sách, có những quy trình phải chờ ban hành hướng dẫn của Trung ương thì địa phương mới thực hiện được".

Quản lý sử dụng tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh- Ảnh 2.

Bên cạnh những nguyên nhân do bất cập từ các chính sách, quy định dẫn đến trình tự, thủ tục thực hiện để xử lý tài sản là nhà, đất sau sáp nhập phức tạp, kéo dài thì cũng phải thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn một số địa phương thiếu chủ động, chậm trễ trong triển khai các công việc, nhiệm vụ được giao. Ông Trương Trọng Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thanh Hoá đề nghị: "Cấp uỷ chính quyền địa phương nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ viên chức, lấy nhiệm vụ sắp xếp tài sản công dôi dư là nhiệm vụ đánh giá mức độ hoàn thành của cán bộ, quan tâm đến phê duyệt quy hoạch chung của xã để dễ dàng cho việc sắp xếp tài sản dôi dư sau sát nhập, cử người trông coi tránh tình trạng xuống cấp, gây lãng phí. Sở Tài chính sẽ ban hành kế hoạch đi kiểm tra các đơn vị để tháo gỡ khó khăn vướng mắc của từng đơn vị".

Quản lý sử dụng tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh- Ảnh 3.

Thực tế cho thấy, do không được quan tâm bảo vệ, sử dụng nên đến nay đã có rất nhiều cơ sở nhà đất dôi dư sau sáp nhập bị hư hỏng, xuống cấp. Thực trạng này kéo dài đã gây lãng phí ngân sách, tài nguyên đất và bức xúc cho người dân. Giải pháp nào để xử lý được vấn đề này? Đây sẽ là nội dung sẽ được đưa ra chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới.

Nguồn: Bản tin Thanh Hóa ngày mới 6/7/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Bình minh sau cổng trời

Bình minh sau cổng trời

08:29 , 22/10/2024

Nghị quyết số 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tạo nên luồng gió mới để Mường Lát phát triển toàn diện về mọi mặt, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Những hủ tục dần bị loại bỏ, tệ nạn xã hội dần được dẹp trừ, người dân chăm lo lao động, sản xuất với những mô hình kinh tế mới mang lại hiệu quả cao. Và điều quan trọng nhất, Nghị quyết số 11 đã nhân lên niềm tin, khát vọng để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Mường Lát vượt khó, nỗ lực phấn đấu, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Bắt đầu bán vé tàu qua bản đồ trực tuyến

Bắt đầu bán vé tàu qua bản đồ trực tuyến

08:27 , 22/10/2024

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa chính thức triển khai tính năng bán vé tàu qua bản đồ trực tuyến.

Ngày 22/10, khu vực tỉnh Thanh Hoá có mưa rào và dông vài nơi

Ngày 22/10, khu vực tỉnh Thanh Hoá có mưa rào và dông vài nơi

08:00 , 22/10/2024

Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh hóa thông tin, đêm qua và sáng sớm nay (22/10) khu vực tỉnh Thanh Hoá có mưa rào và dông vài nơi.

Nhiều công trình thuỷ lợi bị hư hỏng cần sửa chữa

Nhiều công trình thuỷ lợi bị hư hỏng cần sửa chữa

07:54 , 22/10/2024

Hiện nay, Công ty TNHH một thành viên sông Chu đang quản lý, vận hành 3 hệ thống thuỷ nông với gần 100 hồ đập, hơn 200 trạm bơm, 8 hệ thống tiêu lớn, có chức năng tưới, tiêu nước cho gần 141 nghìn ha diện tích gieo trồng của 18 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều công trình thuỷ lợi đã xuống cấp, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận hành phục vụ việc tưới tiêu, cần được sửa chữa, nâng cấp kịp thời.

Nâng cao năng lực kiểm nghiệm và chứng nhận trong lĩnh vực nông nghiệp

Nâng cao năng lực kiểm nghiệm và chứng nhận trong lĩnh vực nông nghiệp

07:53 , 22/10/2024

Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm, Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa đã nâng cao năng lực kiểm nghiệm, kiểm định bằng việc đầu tư trang thiết bị kết hợp đào tạo cán bộ đáp ứng chuyên môn, nghiệp vụ.

Chiều tối và đêm 22/10, không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực tỉnh Thanh Hoá

Chiều tối và đêm 22/10, không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực tỉnh Thanh Hoá

07:51 , 22/10/2024

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, khoảng chiều tối và đêm nay (22/10), một bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực tỉnh Thanh Hoá, do vậy thời tiết cụ thể như sau:

Hội thảo đầu bờ, giới thiệu mô hình trồng giống ngô ngọt lai F1 Golden Cob

Hội thảo đầu bờ, giới thiệu mô hình trồng giống ngô ngọt lai F1 Golden Cob

23:06 , 21/10/2024

Ngày 21/10, tại xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa, Công ty TNHH East-West Seed phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã tổ chức hội thảo đầu bờ, giới thiệu mô hình trồng giống ngô ngọt lai F1 Golden Cob.

Xã Đông Nam đón nhận và an táng liệt sĩ

Xã Đông Nam đón nhận và an táng liệt sĩ

23:05 , 21/10/2024

Sáng ngày 21/10, xã Đông Nam, huyện Đông Sơn tổ chức lễ đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ Lê Viết Hào và liệt sỹ Ứng Văn Lệ về an nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ xã Đông Nam.

Huyện Đông Sơn trao 2,7 tỷ đồng ủng hộ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

Huyện Đông Sơn trao 2,7 tỷ đồng ủng hộ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

20:00 , 21/10/2024

Sáng ngày 21/10, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở của huyện Đông Sơn.

Trường học miền Nam trên đất Bắc

Trường học miền Nam trên đất Bắc

19:58 , 21/10/2024

Sau năm 1954 để chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, đặc biệt là chuẩn bị xây dựng lại miền Nam khi nước nhà thống nhất, Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã quyết định xây dựng các trường nội trú tập trung, nuôi dạy số con em đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Hệ thống các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc đã góp phần nuôi dạy trưởng thành hơn 32 nghìn học sinh miền Nam.