Quan tâm, chăm lo nhà ở cho hộ nghèo
Xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau. Bám sát chủ trương này, những năm qua, công tác vận động, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trong tỉnh quan tâm thực hiện, được các tầng lớp Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức tôn giáo, nhà hảo tâm đồng tình hưởng ứng, ủng hộ. Đến nay, đã có hàng nghìn hộ gia đình được hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa nhà ở, bảo đảm an toàn, ổn định để "an cư, lạc nghiệp". Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất nhiều hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở cần được chung tay, giúp đỡ, xây dựng lên những căn nhà "Đại đoàn kết" ấm áp, nghĩa tình.
Chỉ trong vòng 4 năm trở lại đây (2019 – 2023), từ nguồn quỹ vì người nghèo, MTTQ các cấp đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa hơn 8.500 căn nhà đại đoàn kết, trị giá hơn 342,8 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2025, 6 huyện nghèo đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa 4.081 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Bên cạnh đó, các Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng doanh nghiệp cũng đã hỗ trợ hàng nghìn căn nhà tình nghĩa, nhà mái ấm tình thương, mái ấm công đoàn, ngôi nhà khăn quàng đỏ… cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo.
Từng căn nhà đại đoàn kết được bàn giao là ngần ấy niềm hạnh phúc đối với những người hàng ngày canh cánh nỗi lo về chốn an cư. Căn nhà vì thế cũng ấm áp hơn. Ông Lê Bá Xoan, Thôn Thanh Sơn, xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Mấy chục năm ở nhà cũ, giờ được Nhà nước hỗ trợ làm nhà mới, ông rất vui, rất phấn khởi, cảm ơn Đảng, Nhà nước".
Hưởng ứng phong trào thi đua vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau do Thủ tướng chính phủ phát động và lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã thể hiện nghĩa cử cao đẹp, đóng góp ủng hộ quỹ Vì người nghèo, trực tiếp hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Việc hỗ trợ được thực hiện theo hình thức địa phương hỗ trợ một phần kinh phí, phần còn lại do gia đình đối ứng. Đồng thời, huy động sự tham gia, giúp đỡ ngày công, vật liệu xây dựng của các đoàn thể chính trị xã hội, các thôn bản.
Anh Vàng A Sùng, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Khằm 1, xã Trung Lý, Mường Lát, Thanh Hóa cho biết: "Những hộ nào khó khăn quá thì anh em Ban quản lí bản đấu mối với nhà bán vật liệu xây dựng để người ta tin tưởng cho vay nợ, từ đó, các hộ có vật liệu làm nhà. Lúc thi công, chủ yếu anh em trong bản biết xây thì về giúp".
Có được căn nhà kiên cố che mưa, tránh nắng là mong muốn bấy lâu nay của gia đình ông Nguyễn Lệnh Tục, bởi 2 vợ chồng ông bà cũng đã có tuổi, con cái lại bệnh tật liên miên. Và giấc mơ cả cuộc đời của ông đã thành hiện thực, khi gia đình được hỗ trợ tiền làm nhà đại đoàn kết. Trong thời gian 2 tháng xây dựng, căn nhà cấp 4 rộng 90m2 đã hoàn thành, trong niềm vui và hạnh phúc của gia đình. Bao bộn bề, lo toan về nhà ở của gia đình ông được gác lại, thay vào đó là quyết tâm lao động sản xuất, để ổn định cuộc sống. Ông Nguyễn Lệnh Tục, Thôn Nguyên Thành, xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Được Nhà nước cho tiền, động viên gia đình làm nhà, chúng tôi rất phấn khởi. Gia đình huy động trong anh em thêm một ít tiền để làm".
Những ngôi nhà đại đoàn kết không chỉ giải quyết được chỗ ở, mà là sự sẻ chia, yêu thương, sự chung sức đồng lòng của doanh nghiệp, cộng đồng, trách nhiệm xã hội, gửi gắm niềm tin để những hộ nghèo, hộ khó khăn có thêm động lực vươn lên. Đây cũng là kết quả của sự kết nối trong hành trình chăm lo an sinh xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
Ông Lưu Đình Đại, Giám đốc Ngân hàng Hàng hải chi nhánh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đi trao nhà cảm thấy rất xúc động. Có những cụ 70, 80 tuổi chia sẻ lần đầu tiên có một căn nhà thì chúng tôi nghĩ rằng càng phải có trách nhiệm hơn nữa, mang nhiều món quà hơn nữa đến hộ nghèo".
Mặc dù đã có sự quan tâm vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự sẻ chia của cộng đồng, doanh nghiệp trong xây dựng, sửa chữa nhà ở, nhưng với một tỉnh có diện tích rộng, địa hình phức tạp, đời sống của một bộ phận Nhân dân còn nhiều khó khăn, thì vẫn còn nhiều hộ gia đình đang gặp khó khăn về nhà ở, cần được hỗ trợ để ổn định cuộc sống.
Bữa cơm đạm bạc đã quá quen thuộc với mẹ con chị Hoàng Phúc, khi thì chút cá kho, khi thì nước mắm chan cơm cho qua bữa. Mặc dù 2 vợ chồng còn trẻ nhưng ốm đau, bệnh tật liên miên, lại không có công việc ổn định, khiến cuộc sống chồng chất khó khăn. Ăn bữa nay, lo bữa mai cứ thế mòn mỏi kéo dài, nói gì đến việc sửa sang lại nhà cửa.
Ngôi nhà cấp 4 diện tích 16m2 là nơi sinh sống của gia đình bà Hà Thị Thanh, Thôn Hồ Quang, xã Điền Quang, huyện Bá Thước. Diện tích hẹp nên mọi sinh hoạt đều rất khó khăn, chật chội. Tồn tại ngót ngét gần 2 chục năm, sự xuống cấp của ngôi nhà cũng khiến các thành viên chật vật, xoay sở mỗi khi trời mưa.
Những ngôi nhà tranh vách đất dột nát, những ngôi nhà có tuổi thọ hàng chục năm, những ngôi nhà siêu vẹo phải chằng trước, buộc sau có thể đổ xuống bất cứ lúc nào cứ thế tồn tại song hành với cái nghèo của nhiều hộ gia đình, khiến giấc mơ an cư thật xa vời.
Với quyết tâm chính trị cao, ngày 30/3/2024, Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 – 2025. Mục tiêu phấn đấu đến ngày 30 tháng 9 năm 2025 toàn tỉnh có ít nhất 5.000 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, góp phần thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là một nhiệm vụ quan trọng nhưng cũng rất khó khăn, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Bên cạnh tinh thần, nghị lực, ý chí vươn lên, vượt qua khó khăn của mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo, thì hơn lúc nào hết tinh thần tương thân tương ái cần được phát huy. Sự đồng lòng ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân sẽ trở thành nguồn lực quan trọng, sức mạnh tinh thần to lớn để giấc mơ an cư, lạc nghiệp trở thành hiện thực. Công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách còn khó khăn về nhà ở vẫn là cả một hành trình gian nan ở phía trước, nhưng khi cả cộng đồng cùng chung tay thì sẽ không một ai bị bỏ lại phía sau.
Cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo mới trên không gian mạng
Mặc dù lực lượng công an liên tục triển khai các phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn; thế nhưng, tình trạng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Các đối tượng liên tục có các phương thức, thủ đoạn mới vô cùng tinh vi; thậm chí là có những vụ việc mang tính chất lừa đảo xuyên quốc gia trên không gian mạng, gây thiệt hại lớn về tài sản cho các bị hại.
Huyện Nga Sơn đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Thời điểm này không khí chuẩn bị đón Noel ở các xứ đạo của huyện Nga Sơn đã rất rộn ràng. Cùng với đó, các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình chính sách còn khó khăn được hỗ trợ xây dựng nhà ở trên địa bàn huyện cũng đang tích cực hoàn thiện nhà để đón năm mới trong những ngôi nhà của Chỉ thị 22.
Cổng thông tin điện tử cho hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế online
Tổng cục Thuế vừa chính thức công bố Cổng thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Vai trò của bộ đội cụ Hồ trong xây dựng nông thôn mới ở Như Thanh
Với đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện miền núi Như Thanh, cuộc sống đã đổi thay nhờ thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong đó, một phần nhờ sự chung sức, đồng lòng của những anh “Bộ đội cụ Hồ”.
Hành động cho tăng trưởng xanh bền vững
Mới đây, Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn đã phối hợp với Công ty Idemitsu Kosan và Công ty Sagri của Nhật Bản đã công bố hợp tác triển khai dự án Giảm phát thải Carbon vùng nguyên liệu mía Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Sự kiện không chỉ đánh dấu bước tiến của doanh nghiệp trong định hướng phát triển xanh mà còn là dự án tiên phong thúc đẩy nền nông nghiệp xanh, hướng tới tăng trưởng kinh tế xanh bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Phát triển nghề truyền thống, tạo việc làm cho lao động nông thôn
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 125 làng nghề đang hoạt động, trong đó có 85 làng nghề truyền thống và 40 làng nghề mới, tạo việc làm cho gần 60.000 lao động.
Áp thấp nhiệt đới giật cấp 8, di chuyển theo hướng Đông Bắc
Hồi 07 giờ ngày 22/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 6,0 độ Vĩ Bắc; 115,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39- 49km/h), giật cấp 8; di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ khoảng 10km/h.
Giải bóng chuyền nam chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng ngày 21/12, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Hoằng Hoá đã tổ chức giải bóng chuyền chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Đại hội Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Thanh Hóa
Sáng ngày 21/12, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2024-2029. Nhiệm kỳ qua, Chi hội đã có nhiều hoạt động sôi nổi, góp phần tuyên truyền các sự kiện lớn của đất nước, nhiệm vụ chính trị của tỉnh và quảng bá hình ảnh đất và người xứ Thanh.
Điểm tựa vững vàng nơi biên cương
Phát huy truyền thống "đoàn kết, gắn bó mật thiết với Nhân dân", những năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa luôn coi "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt", tích cực tham gia xây dựng củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng "thế trận lòng dân" ở khu vực biên giới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.