Quảng Ngãi: Chênh chao bè nứa qua sông tìm con chữ
Nhiều năm qua, các em học sinh xã Sơn Bao (huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) phải qua sông trên chiếc bè nứa mong manh để đến trường. Dòng sông Rin cuồn cuộn chảy như thử thách quyết tâm tìm con chữ của những học sinh vùng cao.
Thôn Nước Rin (xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà) nằm tách biệt với trung tâm xã bởi sự chia cắt của con sông Rin. Thôn có 130 hộ dân với hơn 130 học sinh, trong đó có 53 học sinh bậc THCS, THPT hàng ngày phải vượt sông đến trường.
Ông Đinh Văn Rắc làm nghề lái đò tại bến sông thôn Nước Rin đã 15 năm qua. Nói là lái đò nhưng chừng ấy thời gian ông Rắc phải còng lưng kéo chiếc bè nứa thô sơ đưa học sinh qua sông. Trầm ngâm nhìn dòng sông Rin cuộn chảy, ông Rắc kể về những lần bè đứt dây trôi theo dòng nước.
"Lúc trước chỉ có chiếc bè nứa, mới đây mới có thêm chiếc thuyền để đưa các em qua sông. Để đưa bè qua sông phải căng sợi dây từ bờ bên này qua bờ bên kia rồi nắm vào dây kéo qua chứ nước chảy xiết lắm, không chèo qua được. Có lần nước chảy mạnh cuốn trôi bè luôn nhưng may là không sao", ông Rắc nói.

Nhiều năm qua, học sinh xã Sơn Bao phải qua sông bằng thuyền hoặc bè nứa

Bây giờ, bến đò thôn Nước Rin có thêm chiếc thuyền mới nhưng cách qua sông vẫn như cũ. Ông Rắc vẫn còng lưng kéo chiếc thuyền băng qua sông, trên thuyền là hàng chục học sinh vô tư đùa giỡn. Chiếc thuyền mong manh giữa dòng sông Rin cuộn chảy.

Giờ tan trường, chúng tôi cùng nhiều học sinh qua sông trên chiếc thuyền của ông Rắc trong nỗi lo sợ. Thế nhưng, những học sinh thôn Nước Rin vẫn vô tư cười đùa vì các em đã quá quen với cảnh "đu dây" qua sông suốt nhiều năm.
“Mùa nắng nước cạn tụi em còn đến lớp đúng giờ chứ mùa mưa nước chảy xiết thì thường đi học muộn, nhiều hôm phải nghỉ vì không dám qua sông. Mỗi lần qua sông là quần áo bị ướt, vất vả lắm nhưng không còn cách nào khác”, em Đinh Thị Hút - học sinh trường THCS Sơn Bao nói với chúng tôi trên chiếc đò chênh chao giữa dòng nước.

Học sinh đi bộ trên bãi cát nóng để ra bến sông

Theo em Hút, đầu năm nay có chiếc thuyền nên việc qua sông an toàn và đỡ vất vả hơn. Còn những năm trước, việc qua sông của 53 học sinh thôn Nước Rin đều phụ thuộc vào chiếc bè nứa mong manh.
Chiếc bè chỉ chở được khoảng 15 học sinh mỗi lượt, vì vậy để đến lớp đúng giờ thì Hút và nhiều học sinh khác phải ra bến sông từ sáng sớm. Chiếc bè thô sơ chìm xuống dưới sức nặng, vì vậy đứng trên bè nhưng nước vẫn ngập trên mắt cá chân.
"Bây giờ có đò nhưng một số bạn không chờ được cũng còn dùng bè để qua sông. Nhiều bạn tan học về sớm chưa có người đưa đò thì phải bơi qua sông. Qua sông như thế này nguy hiểm lắm nên chúng cháu mong có một cây cầu", Hút mong ước.

Thông tin với Dân trí, bà Đoàn Thị Chiên - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Bao, cho biết: trên địa bàn xã Sơn Bao có 3 bến đò đưa người dân, học sinh qua sông Rin. Trong đó, bến đò thôn Nước Rin có lượng người qua lại đông nhất.
"Hiện có trên 80 học sinh phải qua sông trên bè hoặc thuyền, đông nhất là tại thôn Nước Rin. Dòng sông Rin nước chảy rất xiết nhất là những lúc hồ thủy điện xả nước nên việc qua sông rất nguy hiểm. Những lúc nước sông dâng cao chúng tôi phải thông báo cho các em nghỉ học để đảm bảo an toàn. Người dân ở đây luôn mong ước có cây cầu để việc đi lại được thuận tiện", bà Chiên nói.
Quốc Triều/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Môn lịch sử có số lượng thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT nhiều nhất
Thông tin về tình hình đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 ở từng môn, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, môn lịch sử có số lượng thí sinh chọn đăng ký dự thi nhiều nhất trong các môn lựa chọn.

Tăng gấp đôi tiền hỗ trợ cho trẻ bán trú
Từ 1/5, Nghị định số 66/2025 của Chính phủ quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách chính thức có hiệu lực.

3 trường hợp được miễn tất cả các bài thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Tại Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025, có ba trường hợp được miễn tất cả bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Quy định mới về liên kết đào tạo với nước ngoài
Thông tư 07/2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ chính thức có hiệu lực từ ngày 5/5.

Quy định mới của Quy chế tuyển sinh đại học
Thông tư 06/2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực từ ngày 5/5/2025 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

Chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Nghị định số 66 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5.

Các mốc thời gian quan trọng trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2025
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết thúc thời gian đăng ký, cả nước có hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025. Trong đó, có hơn 1 triệu 120 nghìn học sinh thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, và gần 43 nghìn thí sinh tự do. Một số mốc thời gian quan trọng mà thí sinh và các nhà trường cần lưu ý.

Thành phố Sầm Sơn tuyên dương 162 giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong các kỳ thi học sinh giỏi
Chiều ngày 29/4, Ủy ban Nhân dân thành phố Sầm Sơn đã tổ chức lễ tuyên dương và trao thưởng cho 162 giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh năm học 2024 – 2025.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan
(Chinhphu.vn) - Sáng nay (29/4), tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã có cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025.

Ngọc Lặc: Nộp tổng số tiền 4,2 tỉ đồng để khắc phục tuyển sinh sai
Trong giai đoạn từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2020 - 2021, huyện Ngọc Lặc có tổng số 81 học sinh tuyển sai đối tượng vào trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Ngọc Lặc, với tổng kinh phí chi trả chế độ là hơn 4,7 tỉ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.