Quảng Ngãi: Nỗi buồn mất cha của "người rừng" Hồ Văn Lang
Sống tách biệt trong rừng sâu hơn 40 năm nên tưởng chừng "người rừng" Hồ Văn Lang (50 tuổi, xã Trà Phong, huyện Tây Trà) không biết buồn. Thế nhưng, từ khi cha mất, nụ cười thường thấy của Hồ Văn Lang không còn nữa, thay vào đó là sự trầm lặng của người con mất cha.
Hoảng sợ sau một trận bom dội xuống làng, ông Hồ Văn Thanh dẫn theo con trai lớn là Hồ Văn Lang vào rừng sâu trú ẩn, sống tách biệt với cộng đồng.
Hơn 40 năm sau, 2 cha con "người rừng" ấy được phát hiện đưa về hòa nhập cộng đồng. Câu chuyện về cuộc giải cứu 2 người rừng vào năm 2013 tại Quảng Ngãi đã từng gây chấn động báo chí trong nước và quốc tế.

Sau khi được đưa về sống cùng gia đình em trai, "người rừng" Hồ Văn Lang và cha dần hòa nhập với cuộc sống bình thường. Trở về từ rừng sâu nên cái gì đối với Hồ Văn Lang cũng lạ, cũng hấp dẫn. Đi đâu, gặp ai Hồ Văn Lang đều nở nụ cười vô tư. Những tưởng anh Lang không bao giờ biết buồn.
Được sự giúp đỡ của em trai Hồ Văn Tri, Hồ Văn Lang dần thay đổi được cách sống "hồn nhiên" trong rừng. Thế nhưng, có một điều không thay đổi là Hồ Văn Lang luôn quấn quýt bên cha như những ngày chỉ có 2 cha con trong rừng sâu.

Anh Hồ Văn Tri, cho biết: "Chưa bao giờ thấy anh Lang xa cha quá lâu, cứ đi đâu một tí là lại đòi về gặp cha. Sống quá lâu với cha giữa rừng sâu tách biệt nên thói quen bên cạnh cha của anh Lang không thể thay đổi. Có thời gian cha phải đi nằm viện anh Lang cũng đi theo, đến đêm anh cũng nằm bên cạnh".
Nhiều người tham gia cuộc giải cứu 2 cha con kể lại, lúc mới phát hiện ông Thanh rất yếu nên phải dùng cáng đưa ra khỏi rừng. Mọi người quyết định đưa anh Hồ Văn Lang ra trước, nhưng anh Lang nhất quyết không rời cha. Đến khi cha được khiêng đi thì anh Lang mới lẽo đẽo theo sau.
Sau 4 năm rời khỏi rừng sâu, cuối năm 2017, ông Hồ Văn Thanh qua đời. Kể từ đó, "người rừng" Hồ Văn Lang trở nên trầm lặng.
Khi chúng tôi đang trò chuyện với anh Hồ Văn Tri thì anh Hồ Văn Lang trở về sau một ngày làm rẫy. Vứt vội bó củi xuống một góc nhà, "người rừng" lặng lẽ đến bên bàn thờ thắp nhang cho cha.

Rồi cũng lặng lẽ như thế, "người rừng" bắt tay vào công việc chăm sóc vài con heo, chăm đàn gà, nấu bữa cơm tối. Hồ Văn Lang không còn nở nụ cười vô tư như những lần gặp trước.
"Ngày nào cũng vậy, việc đầu tiên của anh Lang sau khi về nhà là đến thắp nhang rồi đứng bên bàn thờ cha rất lâu. Từ lúc cha mất, anh Lang không còn nói cười như trước", anh Tri nói.

Theo anh Hồ Văn Tri, lúc trước khi có khách lạ đến thăm 2 cha con, anh Lang đều nhờ người làm "thông dịch viên" để trò chuyện, cười nói vui vẻ. Còn bây giờ, anh Lang không còn muốn nói chuyện với người lạ. Phần lớn thời gian trong ngày anh đều tìm công việc để làm.
"Bình thường anh Lang đi trồng keo, hái cau thuê. Những lúc không ai thuê thì anh lên rừng hái phong lan, đốn củi về bán kiếm tiền mua gạo. Những lúc ở nhà anh thường chăm sóc heo, gà, trồng rau. Chỉ khi làm việc như thế mới thấy anh vui vẻ hơn một chút", anh Tri nói.

Trở về với cuộc sống đời thường, Hồ Văn Lang cũng muốn có vợ nhưng đâu ai chịu lấy một "người rừng" đã lớn tuổi dù em trai Hồ Văn Tri nỗ lực mai mối. Để rồi khi người cha gắn bó với mình hơn 40 năm trong rừng sâu mất đi, anh Hồ Văn Lang chỉ còn một mình trong căn nhà nhỏ.
"Nhiều đêm thấy anh Lang đi lang thang rồi đứng nhìn vào rừng rất lâu. Chắc những lúc đó anh Lang nhớ lại thời gian được sống cùng cha", anh Tri nói.
Gần 5 năm trước, khi mới được đưa về làng, anh Hồ Văn Lang bảo nhớ rừng. Hơn 1 năm sau đó, anh Lang cười tươi bảo đã hết nhớ rừng vì được sống trong nhà mới cùng cha. Bây giờ, chỉ còn một mình Hồ Văn Lang trong căn nhà nhỏ cùng bàn thờ cha nên nụ cười vô tư đã mất. "Người rừng" Hồ Văn Lang buồn vì mất cha.
Quốc Triều/Dân trí.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tuổi trẻ phường Đông Sơn xung kích hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính số
Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, Đoàn Thanh niên phường Đông Sơn đã tình nguyện, sát cánh cùng chính quyền cơ sở trong hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính và tiếp cận công nghệ số.

Phường Đông Quang thu nhận mẫu ADN cho thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được thông tin
Sáng ngày 16/7, UBND phường Đông Quang phối hợp với các Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh, Công an phường, Công ty Genstory và các đơn vị có liên quan triển khai chương trình thu nhận mẫu AND cho thân nhân của các liệt sĩ chưa xác định được thông tin trên địa bàn phường.

Trao chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá hạng 3 cho ngư dân
Công ty TNHH Nhiệt điện Nghi Sơn 2 vừa phối hợp với Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa, Đồn Biên phòng Cảng Nghi Sơn và chính quyền địa phương tổ chức trao chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá hạng 3 cho các ngư dân trên địa bàn phường Nghi Sơn.

Trao quà cho trẻ em tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa
Ngày 16/7, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV Thanh Hóa trao quà cho 30 em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang được chăm sóc, điều trị tại khoa Máu Thận, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.

Thu mẫu ADN – Hành trình trả lại tên cho các anh hùng liệt sĩ
Trong đợt 1 cao điểm thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sĩ diễn ra từ ngày 12 đến ngày 16/5, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương thu nhận thành công 933 mẫu ADN là mẹ đẻ liệt sĩ và thân nhân cận huyết thống bên dòng họ ngoại của liệt sĩ. Qua đối chiếu, so sánh với dữ liệu ADN hài cốt liệt sĩ còn chưa xác định được danh tính, 2 gia đình trên địa bàn tỉnh đã tìm thấy người thân sau hàng chục năm mòn mỏi đợi chờ và tìm kiếm trong vô vọng.

Công an tỉnh Thanh Hóa thông báo lần 2 tìm chủ sở hữu phương tiện giao thông vi phạm
Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Thanh Hóa thông báo lần 2 về việc tìm chủ sở hữu của các phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã quá thời hạn tạm giữ, để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tích hợp gần 19 triệu giấy phép lái xe trên VNeID
Liên quan đến việc cấp, đổi giấy phép lái xe đang được nhiều người quan tâm hiện nay, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết đến nay đã triển khai tích hợp gần 19 triệu giấy phép lái xe điện tử, khoảng 7 triệu đăng ký xe.

Khu vực tỉnh Thanh Hóa trời nắng nóng, vùng núi có nơi nắng nóng gay gắt
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây phát triển và mở rộng về phía Đông nam, nên ngày 16, 17/7 khu vực tỉnh Thanh Hóa trời nắng nóng, vùng núi có nơi nắng nóng gay gắt; với nhiệt độ không khí cao nhất ngày phổ biến từ 35 - 37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất ngày từ 55 - 60%.

Thói quen "tiện đâu mua đó" của người dân gây mất an toàn giao thông
Những năm qua, chính quyền và lực lượng chức năng của tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực, phối hợp tổ chức nhiều đợt ra quân giải tỏa, cưỡng chế vi phạm vỉa hè, họp chợ trái phép gây cản trở giao thông. Tuy nhiên, sau đó không lâu các vi phạm trên lại tái diễn. Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến tồn tại kéo dài đó chính là thói quen của người dân tiện đâu mua đó, không vào các cửa hàng, chợ được quy hoach… Chính thói quen này đã tiếp tay cho các vi phạm tồn tại từ năm này qua năm khác, gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị.

Hành chính công trực tuyến – Gần dân hơn trong chính quyền 2 cấp
Sau khi chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, các xã, phường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang nỗ lực hỗ trợ người dân tiếp cận với thủ tục hành chính công trực tuyến. Từ thành thị đến vùng cao, việc sử dụng nền tảng số đã từng bước trở nên gần gũi, thuận tiện và minh bạch hơn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.