"Cháy hàng" áo phao cứu sinh tại Hà Nội: Có hiện tượng đầu cơ?
Nhiều cửa hàng bán đồ bảo hộ ở Hà Nội liên tục thông báo "cháy hàng" áo phao cứu sinh do lượng khách mua tăng đột biến.
Từ khi mực nước lũ ở miền Trung dâng cao, các đoàn từ thiện, người dân liên tục mua áo phao cứu sinh chuyển vào cứu trợ, khiến nhiều cửa hàng bán đồ bảo hộ ở Hà Nội "cháy hàng". Nhiều cơ sở còn phải thông báo tạm dừng nhận đơn do không đủ lượng hàng cung ứng và không kịp tiến độ sản xuất.
Chủ một tiệm chuyên bán đồ bảo hộ ở Hoài Đức (Hà Nội) thông tin, toàn bộ số áo phao cứu sinh ở cửa hàng đã hết sạch. Nếu khách muốn mua phải chờ 1 - 2 ngày nữa mới có hàng. Không những thế, giá áo phao sẽ tăng khoảng 5.000 - 10.000 đồng/chiếc so với mọi khi.
"Áo phao dành cho người lớn hiện tại là 70.000 đồng/chiếc, còn 1 - 2 ngày nữa giá thế nào thì tôi không biết. Vì ngay cả như chúng tôi giờ còn không nhập được hàng. Khách muốn mua đều phải chuyển khoản và tự đến lấy đồ vì tiệm hiện rất bận" - chủ tiệm nói.
Ngoài ra, người chủ tiệm này cho hay, hầu hết các cửa hàng bán đồ bảo hộ ở Hà Nội hiện nay đều cháy hàng do sức mua khủng. Bởi từ khi miền Trung có lũ, các đơn vị, đoàn từ thiện liên tục mua áo để chuyển vào.
Tương tự, một tiệm bán đồ bảo hộ ở Hà Đông (Hà Nội) cho hay, toàn bộ số áo phao cỡ lớn tại cửa hàng đều hết sạch. Những cỡ nhỏ hơn dành cho trẻ con chỉ còn lại chưa đầy 20 chiếc, nếu khách muốn đặt phải đợi 3 - 4 ngày.
"Lượng áo phao cứu sinh ở cửa hàng hiện chỉ còn 20 chiếc nhưng toàn bộ chỗ này đã có người đặt trước. Các size 4, size 5 cỡ lớn hiện chúng tôi bán ra với giá 75.000 - 85.000 đồng/chiếc" - người này thông tin.
Chị N.Y, thành viên ở một nhóm từ thiện cho biết, nhóm chị đang vật lộn tìm đầu mối mua áo phao cứu sinh để gửi vào miền Trung. Giá áo phao liên tục tăng mạnh trong vài ngày trở lại đây khiến nhóm chị phải cân nhắc các phương án tốt nhất. Bởi các đầu mối bình ổn giá, bán áo phao hợp lý hiện đều hết hàng hoặc sản xuất không kịp do lượng đơn quá tải.
"Điều tôi buồn nhất lúc này là nhiều gian thương nhân cơ hội tăng giá áo phao. Ban đầu, áo chỉ có 50.000 - 60.000 đồng/chiếc tùy loại, mà hiện tăng lên gấp đôi. Đây là việc làm quá thất đức khi lợi dụng lúc đồng bào đang lúc khó khăn để trục lợi" - chị Y bức xúc nói.
Anh T.T (Hà Nội) tâm sự, nhà anh đang lên kế hoạch mua áo phao cứu sinh để gửi các đoàn từ thiện mang vào miền Trung. Nhưng 2 ngày nay, các cơ sở bán áo đều hết hàng hoặc thông báo dừng nhận đơn.
"Tôi có gọi tới 7 - 8 cơ sở sản xuất áo phao, họ đều báo hết hàng và dừng nhận đơn. Một số chỗ thì bán giá quá cao, chênh 20.000 - 30.000 đồng/chiếc so với mọi khi" - anh tiết lộ.
Ngoài ra, anh T cũng kể thêm, điều anh mong muốn nhất lúc này là có thật nhiều áo phao để gửi vào cho đồng bào vùng bão.
"Tôi nghĩ, mọi người nên đoàn kết lại, cùng nhau vượt qua khó khăn, chứ không phải thấy đồng bào nguy nan mà vẫn trục lợi. Và ngay lúc này, các tiểu thương buôn bán nên có đạo đức, đạo đức từ việc bán đúng giá áo phao để cứu trợ", anh T nói.
Nhiều nhóm cứu trợ khác cũng phải thay đổi kế hoạch. Do với số lượng tiền ban đầu có thể mua được 1000 chiếc áo phao nhưng giá tăng quá nhanh nên họ chỉ còn có thể mua được 600-700 chiếc.
Hoàng Dung/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Công ty TNHH Sakurai Việt Nam - Phát triển sản xuất kinh doanh gắn với nâng cao đời sống người lao động
Công ty trách nhiệm hữu hạn Sakurai Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Nhật Bản, hoạt động tại Thanh Hoá từ năm 2009. Trong quá trình hoạt động, cùng với đầu tư phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, công ty luôn quan tâm nâng cao đời sống người lao động.

Nhiệt điện Nghi Sơn 2 sản xuất xanh vì cộng đồng
Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 là dự án công nghiệp trọng điểm lớn thứ 2 sau Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, đóng vai trò là một trong những“hạt nhân” quan trọng và là động lực thúc đẩy Khu Kinh tế Nghi Sơn phát triển. Trong quá trình hoạt động, nhà máy thực hiện chiến lược giảm cường độ các bon một có hệ thống, tuân thủ các cam kết về phát triển bền vững của Việt Nam và thế giới.

Thường Xuân có 15 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP
Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã chọn những sản phẩm có lợi thế để phát triển thành sản phẩm OCOP, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn chương trình OCOP cho các đơn vị, chủ thể sản xuất; tổ chức cho các chủ thể đi tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh.

Nạo vét, khơi thông kênh thủy lợi mùa khô đạt 107,7%
Tính đến đầu tháng 4 năm 2025, các địa phương, đơn vị trên địa bàn Thanh Hóa đã nạo vét hơn 1,3 triệu m3 kênh mương, đạt 107,7% kế hoạch. Trong đó, khối lượng nạo vét kênh liên huyện, liên xã là 447.000 m3; kênh nội đồng là 858.000 m3.

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng hơn 5,1%
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường, quý 1 năm 2025, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 86,14 triệu USD, tăng hơn 5,1% so với cùng kỳ.

Hơn 102.580 tỷ đồng phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới
Tính đến đầu tháng 4 năm 2025, dư nợ tín dụng phục vụ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 102.580 tỷ đồng với gần 462.440 khách hàng còn dư nợ.

Khẩn trương giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng
Cục Thuế vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu các chi cục thuế khẩn trương giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng cho các đơn vị, doanh nghiệp.

Bí quyết đầu tư và kinh doanh trong kỷ nguyên mới
Chiều ngày 15/4, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã phối hợp với Tập đoàn Cen Group, Trường Đại học Hồng Đức tổ chức diễn đàn doanh nhân số đặc biệt với chủ đề “Bí quyết đầu tư và Kinh doanh trong kỷ nguyên mới”.

Sacombank khánh thành trụ sở mới Phòng giao dịch Hoằng Hóa
Sáng ngày 15/4, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ khánh thành trụ sở mới Phòng giao dịch Hoằng Hóa tại địa chỉ Phố Trung Sơn, Tỉnh lộ 510, Thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa.

Xây dựng công trình trên đất lúa không quá 0,1% diện tích và tối đa 500m2
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định quy định về diện tích, vị trí và mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/4/2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.