"Choáng" khi đo thử tốc độ 5G tại Việt Nam, cao nhất lên tới 1,7Gbps
Tốc độ 5G thực tế ghi nhận từ 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam cao hơn nhiều so với mức trung bình trên thế giới, ngay cả ở những quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc,...
Trong buổi trải nghiệm thực tế mạng 5G MobiFone tại Quận 1, TP. HCM ngày 17/12, tốc độ thực tế mạng 5G MobiFone đo thông qua phần mềm Speedtest đã xác lập kỷ lục mới, với kết quả cao nhất đạt hơn 1,700 Mbps (hay 1,7 Gbps).
Trước đó ít ngày, 5G VinaPhone cũng gây bất ngờ khi đo được tốc độ thực tế ở xung quanh khu vực ven Hồ Gươm, Hà Nội lên tới 1,300 Mbps. Còn nhà mạng Viettel thì đã đạt tốc độ 5G với thiết bị đầu cuối từ 1,400 - 1,500 Mbps, vượt xa tốc độ giới hạn lý thuyết của mạng 4G LTE.
Có thể thấy rằng những con số này đều nằm ở mức tiệm cận với tốc độ 5G trên lý thuyết, tức là môi trường trong phòng lab, cho thấy chất lượng hạ tầng 5G và thiết bị đầu cuối ở Việt Nam hoạt động rất tốt. Càng bất ngờ hơn khi trên thế giới, không có nhiều quốc gia đạt được tốc độ 5G cao như ở tại Việt Nam.
![]() |
Để so sánh, theo số liệu từ Ookla, người dùng mạng Verizon tại Hoa Kỳ có kết nối 5G trung bình đạt 793 Mbps, nhà mạng AT&T đạt tốc độ trung bình 728 Mbps và nhà mạng T-Mobile đạt 732 Mbps.
Trong khi đó, tại quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc, tốc độ 5G tại Quảng Châu - một trong những thành phố thí điểm trong việc triển khai mạng 5G cho tốc tải xuống trung bình đạt 1.000 Mbps, và tối đa đạt 1.300 Mbps đối với nhà mạng ZTE.
Ở Hàn Quốc, tốc độ mạng 5G trung bình được đo từ 3 nhà mạng di động bao gồm SK Telecom, KT Corp và LG Uplus đạt 656 Mbps. Trong đó, tốc độ cao nhất đạt được từ nhà mạng SK. Telecom chỉ dừng lại ở 789 Mbps, tức là thấp hơn phân nửa so với con số ghi nhận tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo ý kiến của một số chuyên gia, khi 5G tại Việt Nam chính thức đi vào thương mại hóa với lượng truy cập thực tế từ người dùng thì mới đánh giá chính xác được tốc độ và khả năng chịu tải của mạng lưới.
5G là mạng thông tin di động thế hệ mới nhất, kế tiếp sau mạng 4G, đang được cả thế giới cùng hướng đến với những ưu điểm như tốc độ dữ liệu lớn, dung lượng cao, độ trễ siêu nhỏ, tiết kiệm năng lượng và có khả năng kết nối đa thiết bị.
Tại Việt Nam, 5G đang bước đầu được các nhà mạng lớn như Viettel, Vinaphone, MobiFone phát sóng thử nghiệm tại một số khu vực nhất định.
Cụ thể đối với Viettel và Vinaphone, hai nhà mạng này đã triển khai phát sóng thương mại đồng thời tại khu vực quận trung tâm Hà Nội và Quận 1, TP. HCM. Trong khi đó, MobiFone hiện mới chỉ triển khai tại TP. HCM.
Trong thời gian tới, các nhà mạng sẽ tiếp tục mở rộng vùng phủ sóng 5G tại các thành phố lớn, tạo cơ hội để người dân trải nghiệm Internet không dây tốc độ cao. Dự kiến, mạng 5G ở Việt Nam sẽ chính thức thương mại hóa trong năm 2021.
Theo Nguyễn Nguyễn/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm sạch, hữu cơ đang được áp dụng rộng rãi. Hình thức này không chỉ đem lại sự chủ động cho doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân, mà còn giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng, từ đó nâng cao thu nhập mở ra hướng đi mới, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Ứng dụng công nghệ trong giữ gìn phát huy các tư liệu hiện vật lịch sử
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện đang lưu giữ hơn 30 nghìn tư liệu, hiện vật chứa đựng những giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hóa của Thanh Hóa nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc lưu giữ đang góp phần quan trọng vào phát huy giá trị của tư liệu, hiện vật.

Điện lực Thanh Hoá đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý điện
Thực hiện Nghị quyết số 03 ngày 11/1/2021 của Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc thực hiện chuyển đổi số, Công ty Điện lực Thanh Hoá đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ với quyết tâm đưa hoạt động quản lý điện và các dịch vụ điện trở nên thông minh, hiệu quả và tiện ích hơn. Thực tế qua gần 5 năm triển khai, những thành công trong chuyển đổi số không chỉ mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả kinh tế cho ngành điện mà còn giúp nâng cao chất lượng phục vụ, nhận được sự hài lòng, ủng hộ của khách hàng.

Giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi
Trung tâm Sáng tạo, khai thác dữ liệu (Trung tâm Dữ liệu quốc gia) và Hiệp hội Dữ liệu quốc gia vừa giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi.

Phần lớn đồng hồ thông minh có thể đang đo chỉ số calo sai lệch
Theo kết quả thử nghiệm mức độ chính xác của một số đồng hồ thông minh của Phòng thí nghiệm My Vital Metrics (Vương quốc Anh), phần lớn đồng hồ thông minh chỉ đang dùng thuật toán để dự đoán, chứ không thực sự đo lường chính xác các chỉ số cơ thể.

Ưu đãi phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về dữ liệu
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 169/2025 quy định hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu.

Ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam, có địa chỉ trực tuyến tại https://techmartvietnam.vn, thực hiện vai trò kết nối giữa nghiên cứu, sản xuất và thị trường.

Xu hướng tìm kiếm quý II/2025 trên Cốc Cốc
Công ty TNHH Công nghệ Cốc Cốc vừa phát hành Báo cáo xu hướng tìm kiếm quý II/2025, đề cập mối quan tâm của người dùng Việt Nam trên không gian mạng.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị cây trồng
Ứng dụng khoa học - kỹ thuật được xem là một đòi hỏi để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị cây trồng. Chính vì thế, những năm qua, các chủ trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Khoảng 100 chuyên gia đầu ngành sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, có khoảng 100 chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI. Đây là bước đi chiến lược nhằm cụ thể hóa mục tiêu đưa trí tuệ nhân tạo trở thành động lực cốt lõi cho tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa đất nước và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.