ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

"Khốn đốn" vì chủng SARS-CoV-2 mới, EU lo cảnh bạo lực vì thiếu vắc xin

Trong bối cảnh biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 đang lây lan chóng mặt ở châu Âu, khối liên minh này đang đối mặt với mối lo bạo lực bùng phát vì tình trạng thiếu vắc xin Covid-19.

28/01/2021 08:05

 

Khốn đốn vì chủng SARS-CoV-2 mới, EU lo cảnh bạo lực vì thiếu vắc xin - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Nhóm tiêm vắc xin của quân đội chuẩn bị cho công tác tiêm phòng tại một trung tâm tiêm phòng ở Berlin, Đức (Ảnh: Reuters)

Bài học đắt giá của Bồ Đào Nha

Trong tuần đầu tháng 12/2020, chính phủ Bồ Đào Nha quyết định trao "món quà" Giáng sinh sớm cho người dân khi tuyên bố sẽ gỡ lệnh hạn chế tụ tập và đi lại từ 23-26/12.

Tuy nhiên, sau những ngày "mở cửa", Bồ Đào Nha đã ngay lập tức gánh hậu quả. Dịch Covid-19 bùng phát vượt tầm kiểm soát khi tới ngày 6/1, số ca bệnh mới trong 24 giờ ở quốc gia châu Âu lần đầu tiên vượt mốc 10.000.

Tới giữa tháng 1, Bồ Đào Nhà liên tục xô đổ kỷ lục về số ca bệnh và số người tử vong. Chính phủ lúc này vội vàng ban hành lệnh phong tỏa ít nhất 1 tháng và đóng cửa trường học 1 tuần sau đó. Tuy nhiên, đó là nỗ lực "quá muộn màng và quá ít ỏi" khi dịch bệnh đã lây lan với tốc độ chóng mặt khiến nền y tế quá tải.

Bài học của Bồ Đào Nha cho thấy rủi ro của việc lơ là dịch bệnh khi biến chủng SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan nhanh hơn 70% xuất hiện. Chủng này được xem đang lây lan khắp châu Âu kể từ khi nó lần đầu xuất hiện ở Anh năm ngoái, buộc nhiều chính phủ phải siết chặt nỗ lực phong tỏa.

Chuyên gia Viggo Andreasen từ Đại học Roskilde (Đan Mạch) nhận định chủng vi rút mới là yếu tố "thay đổi cuộc chơi" khi nó đang lây lan không ngừng.

Đan Mạch, quốc gia thành công bước đầu trong việc kiểm soát dịch, đang "căng mình" trước mối đe dọa của chủng vi rút mới. Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nói rằng đây là "một cuộc chạy đua với thời gian" để thúc đẩy tiêm chủng cho người dân và làm chậm tiến độ lây lan của mầm bệnh.

Tại Hà Lan, giới chức y tế cũng ghi nhận số ca bệnh tăng nhanh chóng và cảnh báo sẽ có thêm nhiều người chết vì dịch. Họ cho rằng Hà Lan đang có 2 đại dịch "lồng" vào nhau: dịch bệnh với chủng cũ và với chủng mới. Hà Lan từ cuối năm ngoái đã phải phong tỏa chặt chẽ đất nước trước diễn biến nguy hiểm của bệnh dịch.

Chủng vi rút mới buộc châu Âu phải tăng tốc khởi động cuộc chiến chống dịch. Bỉ ra lệnh cấm người dân thực hiện các chuyến đi không cần thiết tới tháng 3 và Pháp có thể sẽ phong tỏa lần thứ 3 sau khi lệnh giới nghiêm hiện tại không có hiệu quả trong việc ngăn dịch.

Nguy cơ bạo lực ở châu Âu vì thiếu vắc xin Covid-19

 

Khốn đốn vì chủng SARS-CoV-2 mới, EU lo cảnh bạo lực vì thiếu vắc xin - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Cảnh sát Hà Lan đối phó với các hành vi bạo lực trong cuộc biểu tình phản đối các lệnh phong tỏa (Ảnh: EPA)

Trong khi đó, những đêm gần đây, người biểu tình đã đổ xuống đường ở 10 thành phố Hà Lan nhằm phản đối các lệnh hạn chế ngăn Covid-19 lây lan, gây ra vụ bạo loạn tồi tệ nhất trong 40 năm ở quốc gia vốn nổi tiếng với nền văn hóa yêu sự tự do.

Theo Guardian, sự cố này xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên khi Hà Lan là quốc gia thành viên EU cuối cùng bắt đầu tiêm chủng diện rộng trong một nỗ lực kiểm soát dịch bệnh và đưa cuộc sống trở về bình thường. Sự mất kiên nhẫn của người dân trước dịch bệnh có thể trở nên thêm tồi tệ khi EU đang chậm chân trong nỗ lực tiêm chủng diện rộng để dập dịch. 

Thực tế là, khối Liên minh châu Âu EU được cho đang chậm chạp trong việc tiêm chủng cho người dân 27 nước thành viên. Ví dụ, Anh đã tiêm chủng trung bình 10,5 liều trên 100 người, trong khi thành viên EU có tỉ lệ tốt nhất là quốc gia nhỏ bé Malta với 4 liều/100 người. Trung bình, khối EU mới đang chỉ tiêm được 2 liều/100 người.

Một nghiên cứu của công ty phân tích dữ liệu Airfinity (Anh) cho thấy Anh có thể sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng thông qua tiêm vắc xin cho 75% dân số vào ngày 14/7. Mỹ dự kiến đạt được mục tiêu này vào 9/8, trong khi EU là 21/10.

Thách thức của EU là khối này đã chậm chân ở Mỹ và Anh trong việc phê duyệt, đặt hàng và mua ít vắc xin hơn.

Chính vì vậy, giới chức EU đã lo ngại rằng trong tình huống dịch bệnh không thể kiểm soát nhanh chóng và người dân vẫn bị kẹt trong các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, kịch bản bạo lực như ở Hà Lan có thể sẽ xảy ra trên khắp châu Âu.

Đức Hoàng/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng mạnh

Xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng mạnh

11:37 , 25/04/2024

Làn sóng xuất khẩu thép lớn nhất của Trung Quốc đang gia tăng kể từ khi xảy ra tình trạng dư thừa toàn cầu vào giữa những năm 2010 đang gây ra căng thẳng thương mại trên toàn thế giới.

Kinh tế châu Á chịu tổn thất do thiên tai

Kinh tế châu Á chịu tổn thất do thiên tai

11:36 , 25/04/2024

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) vừa công bố báo cáo cho hay, châu Á là "khu vực chịu nhiều thiên tai nhất thế giới" trong năm 2023, trong đó lũ lụt và bão là nguyên nhân chính gây thương vong về người và thiệt hại cho nền kinh tế.

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng

11:34 , 25/04/2024

Theo kết quả khảo sát được tổ chức S&P Global công bố mới đây, hoạt động kinh doanh của Mỹ đã chậm lại trong tháng 4/2024, xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng, do nhu cầu yếu hơn, trong khi giá đầu vào vẫn tăng mạnh.

Liên Hợp Quốc và Hội đồng Châu Âu kêu gọi Anh xem xét lại Dự luật Rwanda

Liên Hợp Quốc và Hội đồng Châu Âu kêu gọi Anh xem xét lại Dự luật Rwanda

11:33 , 25/04/2024

Chỉ vài giờ sau khi Quốc hội Anh bỏ phiếu phê chuẩn dự luật cho phép đưa người nhập cư trái phép vào nước này tới Rwanda ), Liên Hợp Quốc và Hội đồng Châu Âu đã vừa đồng loạt yêu cầu chính phủ Anh “xem xét lại kế hoạch” trục xuất người di cư đến Rwanda.

Biểu tình lớn tại Argentina phản đối chính phủ cắt giảm ngân sách trường đại học

Biểu tình lớn tại Argentina phản đối chính phủ cắt giảm ngân sách trường đại học

11:31 , 25/04/2024

Trong 24 giờ qua, 800.000 người dân tại nhiều thành phố Argentina, trong đó đa phần là sinh viên, đã xuống đường biểu tình phản đối các chính sách cắt giảm ngân sách đầu tư cho các trường đại học công lập của chính phủ Tổng thống Javier Milei. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" hà khắc của chính phủ Argentina kể từ khi Tổng thống Milei nhậm chức vào ngày 10/12/2023.

Nghị viện Châu Âu thông qua các quy định mới về ngân sách của khối

Nghị viện Châu Âu thông qua các quy định mới về ngân sách của khối

23:13 , 24/04/2024

Ngày 23/4, các nghị sỹ Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua các quy định mới về ngân sách của Liên minh châu Âu (EU) nhằm thúc đẩy đầu tư song song với duy trì kiểm soát chi tiêu công. Khi được 27 nước thành viên EU thông qua, quy định mới dự kiến được áp dụng cho ngân sách 2025.

Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất

Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất

23:12 , 24/04/2024

Ngày 24/4, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc cho biết, một vệ tinh nano của Hàn Quốc đã được phóng lên quỹ đạo Trái Đất trong dự án quốc gia nhằm tạo ra một chòm sao vệ tinh vào năm 2027.

Dự luật cấm TikTok được thông qua ở cả hai viện Quốc hội Mỹ

Dự luật cấm TikTok được thông qua ở cả hai viện Quốc hội Mỹ

23:11 , 24/04/2024

ByteDance, công ty công nghệ Trung Quốc đang sở hữu Tiktok, sẽ buộc phải thoái vốn của nền tảng video này tại Mỹ trong vòng khoảng 9 tháng, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm hoạt động. Quy định này được nêu trong một dự luật đã được Thượng viện Mỹ thông qua vào cuối ngày 23/4, với tỷ lệ ủng hộ có chênh lệch lớn 79 phiếu ủng hộ /18 phiếu chống.

Hàn Quốc: Các giáo sư y khoa bắt đầu giảm giờ làm việc

Hàn Quốc: Các giáo sư y khoa bắt đầu giảm giờ làm việc

20:03 , 24/04/2024

Các giáo sư y khoa tại các bệnh viện lớn ở Hàn Quốc sẽ từ chức từ vào cuối tuần này và bắt đầu áp dụng việc nghỉ việc 1 ngày/tuần bắt đầu từ ngày 3/5. Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc họp chiều 23/4 của Ủy ban đại diện cho các giáo sư từ 20 trường y trên toàn quốc, bao gồm Đại học Quốc gia Seoul (SNU), Đại học Yonsei và Đại học Ulsan.

Xét xử tranh chấp giữa Moderna và Pfizer về bằng sáng chế vaccine COVID-19

Xét xử tranh chấp giữa Moderna và Pfizer về bằng sáng chế vaccine COVID-19

20:02 , 24/04/2024

Ngày 23/4, Tòa án cấp cao tại London (Anh) bắt đầu xét xử tranh chấp giữa các hãng dược Pfizer/BioNTech với Moderna liên quan bằng sáng chế công nghệ vaccine phòng COVID-19 vốn đã giúp cứu mạng vô số người trong đại dịch.