"Tiêm trộn" vắc-xin Moderna và Pfizer: Các nước thực hiện thế nào?
Những ngày gần đây, nhiều người đặt câu hỏi về việc "tiêm trộn" 2 loại vắc-xin mRNA là Moderna và Pfizer. Điều này đã được thực hiện ở một số nước như Canada và Mỹ.
Phối hợp 2 vắc-xin ngừa Covid-19 là một biện pháp quen thuộc ở nhiều quốc gia trên thế giới khi đối diện nguy cơ thiếu hụt nguồn cung một vắc-xin nào đó cho người đến thời hạn tiêm mũi thứ 2. Việc làm này được tạp chí khoa học Nature gọi là "mix and match" vắc-xin, trong khi ở Việt Nam thường được gọi dân dã là "tiêm trộn".
Canada là một trong các quốc gia sớm đưa ra khuyến nghị về "tiêm trộn" dành cho 3 loại vắc-xin là AstraZeneca, Moderna và Pfizer từ đầu tháng 6-2021.
Hướng dẫn mới về "chủng ngừa hỗn hợp Covid-19" của Canada, công bố bởi Ủy ban tư vấn Quốc gia về tiêm chủng (NACI) ngày 1-6-2021, khuyến nghị:
- Những người đã nhận được mũi tiêm thứ nhất là AstraZeneca/COVISHIELD (phiên bản Ấn Độ của AstraZeneca) có thể được tiêm một trong 2 loại trên hoặc 1 loại vắc-xin mRNA (Moderna hoặc Pfizer/BioTech) cho mũi thứ 2.
- Những người đã nhận được mũi tiêm thứ nhất là một mũi vắc-xin mRNA (Moderna hoặc Pfizer/BioTech) nên được cung cấp cùng loại vắc-xin mRNA cho mũi thứ 2, nhưng nếu loại đó không sẵn có hoặc không rõ liều đầu tiên tiêm loại nào, có thể sử dụng bất kỳ một vắc-xin mRNA trong 2 loại nói trên vì vắc-xin mRNA có thể thay thế cho nhau.
Theo NACI, chủng ngừa hỗn hợp không phải là một khái niệm mới bởi các loại vắc-xin tương tự từ các nhà sản xuất khác nhau vẫn thường được sử dụng khi nguồn cung cấp vắc-xin hoặc các chương trình y tế công cộng thay đổi, ví dụ như trong vắc-xin ngừa cúm, viêm gan siêu vi A và rất nhiều bệnh khác.
Theo CBC News, hướng dẫn mới của NACI dựa trên một số nghiên cứu mới từ Tây Ban Nha và Vương quốc Anh khi các quốc gia này đã pha trộn thành công AstraZeneca và Pfizer một cách an toàn. Một báo cáo trên The Lancet thậm chí cho thấy đây là một "combo chiến thắng" vì tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, tăng hiệu quả vắc-xin so với việc chích cùng 1 loại cho 2 mũi.
Tiến sĩ Theresa Tam, Giám đốc Cơ quan Y tế công cộng Canada cho biết quyết định dùng các loại vắc-xin mRNA thay thế cho nhau giữa mũi 1 và mũi 2 hoàn toàn "không có gì mới". Quyết định được đưa ra dựa trên cấu tạo tương tự của các loại vắc-xin này.
Vào cuối tháng 8-2021, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng đưa ra khuyến nghị rằng tuy vẫn nên ưu tiên tiêm 2 mũi vắc-xin cùng một loại, nhưng đối với vắc-xin mRNA thì trong các tình huống ngoại lệ như không nhớ mũi thứ nhất đã tiêm loại vắc-xin gì, hay không có sẵn sản phẩm vắc-xin cùng loại cho lần tiêm mũi 2, thì có thể sử dụng bất cứ loại vắc-xin mRNA nào sẵn có để sử dụng với khoảng cách tối thiểu 28 ngày.
Chuyên gia trong nước ủng hộ
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ từ Bệnh viện Nhi Đồng 1, việc tiêm mũi 2 bằng Pfizer cho người đã tiêm mũi 1 bằng Moderna là an toàn và đã được áp dụng nhiều và ngược lại mũi 1 Pfizer, mũi 2 Moderna cũng được.
Việc "tiêm trộn" vẫn xảy ra thường xuyên khi trẻ em đi tiêm chủng: mới sinh tiêm vắc-xin viêm gan siêu vi B của 1 hãng, rồi lớn lên tiêm hãng khác, hay tiêm 5 trong 1 (có bao gồm viêm gan B) tiêm chủng mở rộng.
Sau đó lớn nữa lại chích 6 trong 1 dịch vụ của Bỉ, mũi thứ 3 lại 6 trong 1 của Pháp, có khi mũi thứ 3 hết vắc-xin dịch vụ lại quay về 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng tiêm tiếp. Rồi vắc-xin thủy đậu nhiều trẻ tiêm mũi 1 của Bỉ, mũi 2 của Mỹ...
Nên việc tiêm các vắc-xin từ các nhà sản xuất khác nhau không có gì lạ. 2 loại Moderna và Pfizer lại được sản xuất cùng một công nghệ mRNA. Trước đây nhiều người đã tiêm trộn AstraZeneca (công nghệ vector virus) và Pfizer (công nghệ mRNA), cả trong và ngoài nước.
Theo Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7, chiều ngày 30/6, Bảo hiểm xã hội Khu vực VI phối hợp với Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chương trình thu hút hàng trăm cán bộ, nhân viên ngành BHXH, y tế và bệnh nhân của các cơ sở y tế gia.

Khảo sát chuẩn bị triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035
Chiều ngày 30/6, tại huyện Triệu Sơn, Đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành y tế Thanh Hóa về việc triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035.

Những lưu ý điều trị bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, có thể thành dịch lớn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để thăm khám và được tư vấn, điều trị kịp thời.

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè
Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao và mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Bác sĩ phải thi đánh giá năng lực hành nghề từ năm 2027
Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh đối với các bác sĩ trên toàn quốc từ ngày 1/1/2027. Đây là thông tin được đưa ra tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ việc liên quan đến lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần, gây bức xúc trong xã hội. Đặc biệt, có hiện tượng làm giả bệnh án tâm thần nhằm trục lợi hoặc giúp các đối tượng phạm tội trốn tránh, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bộ Y tế yêu cầu siết chặt quản lý toàn hệ thống. Người đứng đầu đơn vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra sai phạm.

Bản tin Sức khỏe 28/6/2025
Bản tin Sức khỏe 28/6/2025 có những nội dung chính sau: - Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần - Thanh Hoá có thêm 4 bệnh viện đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử - Thiếu máu cấp cứu, điều trị bệnh, Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khoẻ tham gia hiến máu

Bệnh sốt xuất huyết không còn xảy ra theo chu kỳ
Các chuyên gia y tế khuyến cáo Bệnh sốt xuất huyết không còn bùng phát dịch theo chu kỳ 5 năm/lần. Hiện nay, bệnh xảy ra quanh năm và diễn biến ngày càng khó lường. Vì vậy, rất cần các giải pháp tổng thể, thống nhất và bền bỉ thì chiến lược kiểm soát dịch mới thực sự phát huy hiệu quả lâu dài.

Bản tin Sức khỏe 26/6: Cẩn trọng với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Bản tin Sức khỏe 26/6/2025 có những nội dung chính sau: - 12 trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế dù khám đúng tuyến - Dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng - Cẩn trọng với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Thiếu máu cấp cứu, điều trị bệnh trong dịp hè
Thông tin từ Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết, tình trạng thiếu máu cho cấp cứu, điều trị bệnh đang diễn ra trầm trọng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.