Quý 1/2023, tỉnh Thanh Hoá có hơn 470 doanh nghiệp thành lập mới
Tính đến ngày 20/3, toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 471 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, đạt 15,7% kế hoạch.
Từ đầu năm đến nay, công tác phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. So với cùng kỳ, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 20%; số vốn điều lệ đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp mới giảm 57,5%; số doanh nghiệp đăng ký quay trở lại hoạt động giảm 56%; trong khi đó, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động lại tăng 12,4%. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Công tác xúc tiến đầu tư, kết quả thu hút đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thu hút được nhiều dự án quy mô lớn.
Để thực hiện được mục tiêu phát triển mới 3000 doanh nghiệp trở lên và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, các ngành, địa phương trong tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn. Rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục hồ sơ, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích phong trào khởi nghiệp, hỗ trợ các hộ kinh doanh đủ điều kiện chuyển đổi lên mô hình doanh nghiệp.

Doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa ứng phó với cuộc chiến thương mại
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là chính sách thuế quan của Mỹ mới đây, các doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa đang khẩn trương triển khai các biện pháp thích ứng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực.

Doanh nghiệp FDI tin tưởng môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu có nhiều biến động, các doanh nghiệp FDI đã quyết định đầu tư tại Việt Nam hiện vẫn kiên định với kế hoạch đầu tư của mình.

Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa
Với sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, những năm qua, Thanh Hóa đã xây dựng được các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng nông sản hiệu quả. Đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm
Dự án đường bộ ven biển, đường 512 nối cao tốc Bắc Nam với Quốc lộ 1A; dự án đường W5 thuộc dự án đô thị động lực Nghi Sơn là ba trong số các dự án giao thông trọng điểm đang triển khai tại Thanh Hóa. Hiện nhà thầu đang tập trung phương tiện, nhân lực đẩy nhanh tiến độ các dự án này.

Tập trung cấp nước phục vụ sản xuất
Do thời tiết nắng nóng, xâm nhập mặn diễn ra tại nhiều địa phương, nên để đảm bảo cấp đủ nước cho hơn 112.000 ha lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ, các đơn vị thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động đắp đập, dự trữ nước trên kênh và vận hành tối đa các trạm bơm tưới khi điều kiện cho phép.

4 tháng đầu năm, Thanh Hoá thu ngân sách ước đạt 16.307 tỷ đồng
4 tháng đầu năm 2025 tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hoá ước đạt 16.307 tỷ đồng, bằng 35,8% dự toán.

Tỉnh Thanh Hóa thu 8.390 tỷ đồng từ hoạt động du lịch
Lũy kế 4 tháng đầu năm, tỉnh Thanh Hoá đã đón hơn 5,2 triệu lượt khách du lịch với tổng doanh thu ước đạt 8.390 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá dịch vụ tháng 4/2025 đạt hơn 17.000 tỷ đồng
Tháng 4/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt 17.198 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ.

Hiệu quả kinh tế từ trồng cây dong riềng
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 230 ha cây dong riềng. Đây là cây trồng được đánh giá thích hợp với thổ nhưỡng ở một số huyện miền núi do chịu hạn tốt, phù hợp với đất đồi dốc và cho năng xuất, hiệu quả kinh tế cao.

Thanh Hóa mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp xanh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch… hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu. Đến nay, trên địa bàn tỉnh bước đầu đã có các mô hình sản xuất cây trồng theo hướng hữu cơ và đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.