Quỹ hỗ trợ điện ảnh Việt bao giờ mới có?
Sau gần 11 năm bàn thảo, dự kiến vào đầu năm 2019, Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh sẽ chính thức được thành lập.
Ý tưởng về việc xây dựng Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh đã hình thành từ năm 2007 cho đến nay. Qua 11 năm, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) đã trình 2 dự thảo và hiện đang dự thảo lần thứ 3 cho Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, dự kiến vào đầu năm 2019 Quỹ sẽ chính thức được thành lập.
Có thể thấy, được khởi động từ Liên hoan phimViệt Nam lần thứ 17 (tháng 12/2011), và qua 11 năm, dù được đưa ra bàn thảo rất nhiều lần không chỉ ở các Hội thảo về điện ảnh Việt Nam, hay trong Liên hoan phim, mà còn ở các “trại” sáng tác, hội chợ phim Việt… nhưng cho đến nay Quỹ mới bắt đầu có những động thái tích cực.
![]() |
Thực tế cho thấy, sản xuất phim là một lĩnh vực yêu cầu đầu tư kinh phí lớn, nhưng việc thu hồi vốn để tái đầu tư gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí rủi ro, đặc biệt là các phim nghệ thuật. Vì vậy, Quỹ có vai trò để hỗ trợ, khuyến khích và chia sẻ khó khăn với các nhà sản xuất trong lĩnh vực này. Sự cần thiết cũng như tác dụng của quỹ là điều không thể bàn cãi.
Nhưng tất cả vẫn chỉ là trên giấy trong dự thảo, việc xây dựng Quỹ rất nhiều khó khăn và trở ngại. Trở ngại lớn nhất cho việc hình thành Quỹ là nguồn tài chính đến từ đâu? Để tồn tại Quỹ phải có nguồn thu ổn định và nguồn thu này theo thông lệ quốc tế trích từ tiền thu được từ việc bán vé xem phim. Điều đó đảm bảo cho hoạt động của quỹ.
Tuy nhiên đề xuất này ở Việt Nam lại vướng với nhiều luật như luật thuế, luật phí, lệ phí, luật ngân sách… Các quy định về tài chính chưa cho phép chúng ta thực hiện điều đó. Mà nếu không có nguồn thu ổn định thì Quỹ rất khó thành lập và không khả thi. Xem ra việc này phải có sự quan tâm lớn hơn của Nhà nước, và những thay đổi thật sự về mặt cơ chế, chính sách thì mới có thể thành lập được quỹ.
Khi tài trợ bên ngoài thì phim “mất” quốc tịch
Trong khi chờ đợi sự ra tay giúp đỡ của Nhà nước, vẫn cứ chờ dù 11 năm rồi, và hy vọng năm 2019 sẽ thành lập Quỹ, nhưng xem ra hiện tại điện ảnh Việt vẫn phải cần những Quỹ hỗ trợ “không thuần Việt”, cho dù sẽ vướng mắc ở phần “quốc tịch” của phim.
![]() |
Mới đây, ông Federic Alliod, Tùy viên nghe nhìn 5 nước Đông Nam Á của Đại sứ quán Pháp cho biết ở Pháp, có nhiều chính sách hỗ trợ cho điện ảnh thế giới, trong đó có Việt Nam. Mức tài trợ cao nhất cho một dự án làm phim có thể lên đến 250.000 euro.
Tuy nhiên, để nhận được mức tài trợ này, ngoài đạo diễn người bản địa, người đồng sản xuất phải là người Pháp. Chính vì vậy, nhiều tác phẩm điện ảnh có giá trị, dự án mang tính nghệ thuật sáng tạo… để tìm được nguồn vốn sản xuất, đạo diễn phải chấp nhận đồng sản xuất với nước bỏ vốn đầu tư, và không thể tính là tác phẩm của điện ảnh Việt Nam.
Do đó, thông qua sự hỗ trợ này có một nghịch lý rất nhiều bộ phim đình đám tại các LHP phim Cannes, LHP Berlin do các đạo diễn người Việt sản xuất, sử dụng bối cảnh, diễn viên ở Việt Nam, nhưng vẫn không được tính là tác phẩm điện ảnh của Việt Nam. Bởi những bộ phim này sử dụng nguồn vốn đầu tư từ quỹ Hỗ trợ điện ảnh của Pháp nên cũng chỉ được coi là bộ phim của Việt kiều.
Ví dụ phim “Cha, con và…” của đạo diễn Phan Đăng Di được phát hành tại Pháp, Ba Lan, Đài Loan (Trung Quốc)…, nhưng là phim sử dụng nguồn vốn đầu tư từ Quỹ hỗ trợ điện ảnh của Pháp nên cũng chỉ được coi là bộ phim của Việt kiều.
Trước đó, “Bi, đừng sợ” của Phan Đăng Di giành giải Dự án châu Á nổi bật tại LHP Quốc tế Pusan 2007, được lựa chọn tham dự hoạt động L'Atelier của Quỹ điện ảnh (Cinefondation) do LHP Cannes tổ chức, là ví dụ điển hình nhất của một bộ phim độc lập, tìm kiếm nguồn kinh phí thực hiện từ khắp các nhà tài trợ của các Quỹ điện ảnh nước ngoài.
Tiếp sau là “Đập cánh giữa không trung” của đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp đã phải tìm kiếm nguồn tài trợ từ các nhà sản xuất nước ngoài và chật vật trong hành trình đến với khán giả trong nước vì Việt Nam chưa có chính sách bảo trợ cho các dòng phim nghệ thuật.
Tháng 8/2018, dù Nhà nước chưa ra tay hỗ trợ lập Quỹ, nhưng với sự ra đời của VEF dự báo sẽ gây biến động ít nhiều ở thị trường làm phim Việt, đặc biệt là về số lượng. Mô hình này đã triển khai từ lâu và thành công ở nhiều nước có ngành công nghiệp điện ảnh phát triển của thế giới như Quỹ Hoạt hình CA-Cygames, Quỹ Marvel Studio, Quỹ Anime Trung Quốc- Nhật Bản…
Với số vốn 50 triệu USD, Quỹ sẽ hỗ trợ vốn cho khoảng 30 phim hạng A và 20 phim hạng B trong năm 2018- 2019. Đặc biệt, Quỹ tập trung ưu tiên cho những dự án phim điện ảnh có xác suất sinh lợi cao, đồng thời tư vấn về chiến lược truyền thông, phát hành cho các bộ phim.
Tuy nhiên, Quỹ không trực tiếp tham gia vào lĩnh vực sản xuất phim mà chỉ hỗ trợ về vốn cho các đơn vị sản xuất, tư vấn về chiến lược truyền thông. Nhưng cái hay là hoạt động của Quỹ bao gồm cả việc bảo vệ, xây dựng và phát triển nghệ thuật dân tộc, không chỉ hỗ trợ sản xuất mà bao gồm cả khâu phát hành, phổ biến và đưa tác phẩm của Việt Nam ra nước ngoài, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, có tác động, hỗ trợ phát triển du lịch. Đồng thời, Quỹ cũng sẽ quan tâm hỗ trợ cho mảng phim truyện và phim tài liệu, đặc biệt là phim về lịch sử, về truyền thống dân tộc, phim phục vụ thiếu nhi.
Để có một nền điện ảnh Việt Nam phát triển và có thể ngang bằng với các quốc gia có ngành công nghiệp điện ảnh đã thành danh trong khu vực và thế giới, việc hình thành Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh rất cần thiết. Mong sao Quỹ sẽ ra mắt vào năm thứ 12 kể từ khi có dự án thành lập Quỹ này. Và đó cũng là sự mong đợi của các nhà làm phim Việt Nam, nhất là các nhà làm phim trẻ, làm phim nghệ thuật.
Theo CTV Hoài Hương/VOV.VN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bản tin Văn hóa 4/7/2025
Bản tin Văn hóa 4/7/2025 có những nội dung chính sau: - Nghệ sĩ Việt duy nhất hát tại 3 lễ hội nhạc châu Âu - Lộ diện 2 đội thi xuất sắc nhất vào chung kết DIFF 2025 - 60 năm chặng đường âm nhạc

Thanh Hoá hướng tới xây dựng các sản phẩm: “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”. Những “điểm chạm” kết nối câu chuyện văn hóa - thiên nhiên - con người, hình thành nên chuỗi trải nghiệm liên kết phong phú, mang đậm dấu ấn.

Gần 15.000 khán giả Phenikaa "cháy hết mình" trong "cơn bão sắc màu" COLORSTORM 2025
Tối 29/6, gần 15.000 khán giả đã cùng “cháy hết mình” tại Quảng trường sự kiện Đại học Phenikaa trong lễ hội âm nhạc hoành tráng COLORSTORM 2025 – Cơn bão sắc màu. Không chỉ là bữa tiệc âm thanh – ánh sáng rực rỡ, sự kiện còn đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Nhà trường: chính thức trở thành Đại học Phenikaa – đại học tư thục đầu tiên tại miền Bắc, đồng thời là đại học trẻ nhất Việt Nam theo Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Nâng tầm các sự kiện văn hóa - du lịch xứ Thanh
Hiện nay, các sự kiện văn hóa - du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng được quan tâm đầu tư cả về chiều sâu nội dung và hình thức. Không chỉ dừng lại ở những chương trình nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng công phu, các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện ngày càng đa dạng, quảng bá sâu rộng hình ảnh về đất và người xứ Thanh.

Bản tin Văn hóa 30/6/2025
Bản tin Văn hóa 30/6/2025 có những nội dung chính sau: - UNESCO cam kết đồng hành cùng Việt Nam trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa - Sắp hoàn thành Cung Văn hóa Thiếu nhi và Trung tâm Thể dục thể thao TP. Thanh Hóa - Dệt thổ cẩm - dệt hồn văn hóa nơi non cao

Bản tin Du lịch 28/6/2025
Bản tin Du lịch 28/6/2025 có những nội dung chính sau: - Tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới vinh danh 2 điểm đến của Việt Nam - Hà Nội đón hơn 15 triệu khách nửa đầu năm 2025 - Nâng tầm trải nghiệm của du khách từ chất lượng hướng dẫn viên

Nửa đầu năm 2025 khách du lịch quốc tế đến Thanh Hoá tăng 17,7%
Nửa đầu năm 2025, ngành du lịch Thanh Hoá đã có sự phục hồi ấn tượng với tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Toàn tỉnh đã đón gần 10,5 triệu lượt khách, tăng 7,3% . Trong đó, khách quốc tế ước đạt 307.000 lượt, tăng 17,7 % so với cùng kỳ 2024. Đây là con số cho thấy sức hút của du lịch Thanh Hoá trong lòng du khách quốc tế.

Bản tin Văn hóa 27/6/2025
Bản tin Văn hóa 27/6/2025 có những nội dung chính sau: - Họa sĩ gốc Việt đưa ẩm thực vào phim 'Elio' - Gìn giữ những làn điệu quan họ trong đời sống hôm nay

Gần 60 triệu lượt khách qua cảng hàng không trong nửa đầu năm 2025
6 tháng đầu năm 2025, sản lượng hành khách qua các cảng hàng không trên cả nước đạt gần 60 triệu lượt, tăng hơn 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Du lịch Thanh Hóa phấn đấu đón 16 triệu lượt khách năm 2025
Nửa đầu năm 2025, ngành du lịch Thanh Hoá đã có sự phục hồi ấn tượng với tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Toàn tỉnh đón gần 10,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 7,3% so với cùng kỳ , đạt 65,6% kế hoạch năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.