Thanh Hoá nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX: Đột phá trong quy hoạch mở ra không gian phát triển hạ tầng
Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ 19, có thể thấy một trong những kết quả nổi bật, tạo được dấu ấn rõ nét, đó là công tác quy hoạch. Không chỉ hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn, chất lượng các quy hoạch cũng được các chuyên gia đánh giá cao,với tư duy đột phá, tầm nhìn dài hạn và khả năng thực hiện cao. Trong đó, nổi bật nhất là Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch chung đô thị Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2023. Đây được coi là bước đột phá trong công tác quy hoạch, là công cụ quan trọng để định hướng phát triển trên tất cả các ngành, các lĩnh vực, là cơ sở để thực hiện tốt khâu đột phá về phát triển hạ tầng như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác quy hoạch đối với sự phát triển bền vững, lâu dài của tỉnh, ngay sau khi Luật Quy hoạch ra đời và có hiệu lực thi hành, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Thanh Hóa nhanh chóng tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện, đồng thời chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng các nhiệm vụ quy hoạch theo quy định của Luật, trong đó có 2 quy hoạch quan trọng hàng đầu là Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch chung đô thị Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040. Quá trình lập quy hoạch, tỉnh đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thuộc bộ, ngành Trung ương, các tỉnh lân cận và trong khu vực Bắc Trung Bộ; tham vấn ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia để hoàn thiện quy hoạch, trình Hội đồng thẩm định quy hoạch Trung ương thông qua, bảo đảm chất lượng và tiến độ theo quy định. Đồng thời, tinh thần tự lực tự cường của địa phương cũng được phát huy, với quan điểm "không ai hiểu mình bằng chính mình", tỉnh đã chủ động xây dựng quan điểm, mục tiêu tổng quát, mục tiêu chủ yếu, định hướng phát triển các ngành kinh tế quan trọng, định hướng phát triển không gian lãnh thổ, định hướng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; định hướng sử dụng đất, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Ông Lê Minh Nghĩa, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Quy hoạch tỉnh có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng và mở rộng không gian phát triển. Vì vậy tỉnh Thanh Hoá đã triển khai rất sớm và được phê duyệt quy hoạch, điều này mang lại cho Thanh Hoá lợi thế là có đủ cơ sở pháp lý để triển khai các chương trình, kế hoạch và các dự án đầu tư cũng như các quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, làm cơ sở để cho tỉnh phát triển. Thứ hai là việc phê duyệt sớm quy hoạch là lợi thế trong thu hút đầu tư so với các địa phương mà chưa được phê duyệt quy hoạch".
Ông Phạm Bá Dung, Câu lạc bộ Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Đánh giá cao sự chủ động của tỉnh Thanh Hoá, đây là yếu tố nội lực quyết định việc thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị và các Nghị quyết khác của Đảng".
Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 là quy hoạch đầu tiên của tỉnh được lập theo quy định của Luật Quy hoạch, và cũng là quy hoạch tích hợp đầu tiên được xây dựng theo phương pháp tiếp cận mới, với những nội dung hết sức quan trọng. Với những nỗ lực rất lớn, Thanh Hóa là tỉnh thứ tư trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc VCCI chi nhánh Thanh Hoá chia sẻ: "Quy hoạch như một chiếc chìa khoá mở tung cánh cửa để các doanh nghiệp nắm được các định hướng phát triển, từ đó, biết lựa hướng đầu tư phù hợp".
Song song với quy hoạch tỉnh, Thanh Hóa cũng tập trung cao cho việc xây dựng Quy hoạch chung Đô thị Thanh Hoá đến năm 2040. Ngày 17/3/2023, Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thành phố Thanh Hóa là thành phố trực thuộc tỉnh thứ 3 trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung đô thị. Điểm đáng chú ý trong quy hoạch đô thị là đã mở rộng không gian phát triển của thành phố theo chủ trương của tỉnh, bao gồm toàn bộ thành phố Thanh Hóa hiện nay và toàn bộ diện tích của huyện Đông Sơn, đưa quy mô đô thị của thành phố tương lai có diện tích lên đến 22.821 ha, là một trong những thành phố trực thuộc tỉnh có quy mô diện tích lớn nhất cả nước. Quy hoạch chung đô thị đã định hướng phát triển tại các không gian mở rộng và cải tạo, chỉnh trang các khu vực trung tâm hiện hữu của Đô thị; định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường đô thị theo hướng xanh, thông minh, hiện đại trên cơ sở khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển mạnh dịch vụ và công nghiệp, nhất là dịch vụ chất lượng cao; phát triển du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, phát huy bản sắc văn hóa Xứ Thanh.
Ông Phan Lê Quang, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Trước đây các đô thị truyền thống có lõi hạt nhân rồi phát triển lan tỏa ra. Phát triển đến đâu thì sử dụng hệ thống đường vành đai để gải quyét các vấn đề về giao thông. Tuy nhiên, khi đô thị nó lớn lên như quy mô quy hoạch hiện nay thì mô hình này không còn phù hợp. Cho nên trong bản quy hoạch lần này cấu trúc lõi chuyển sang cấu trúc đa tâm. Ngoài ra việc kết hợp với điều kiện của thành phố tạo nên vành đai xanh, và các vành đai theo hướng song song hướng mở, dựa trên ý tưởng dựa núi, ven sông và hướng biển".
Xây dựng quy hoạch rất quan trọng, nhưng việc quản lý và hiện thực hóa quy hoạch lại càng quan trọng hơn, để quy hoạch thực sự trở thành động lực cho sự phát triển của tỉnh. Ngay sau khi các quy hoạch được phê duyệt, tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương khẩn trương rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành, đồng thời sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, có tính đột phá và sức lan tỏa lớn như các trục giao thông chính tại các đô thị, trục giao thông kết nối cao tốc Bắc – Nam với các vùng kinh tế động lực, các dự án hạ tầng cung cấp điện, nước sạch, hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu và hạ tầng xã hội cấp tỉnh, cấp huyện… Cùng với đó, tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện tốt các chính sách xã hội hóa, đa dạng các hình thức đầu tư nhằm huy động, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các thành phần kinh tế. Tăng cường huy động vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), nâng cao hiệu quả các dự án khai thác quỹ đất để tạo nguồn ngân sách cho đầu tư phát triển.
Trong những năm gần đây, hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh từng bước được hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư của tỉnh. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư nâng cấp, cải tạo gần 290km đường quốc lộ, tỉnh lộ, cứng hoá khoảng 340 km đường nông thôn; nâng cấp, đầu tư mới 95 công trình thuỷ lợi, hơn 83km đê… 100% xã có điện lưới quốc gia; 100% xã, phường, thị trấn được phủ sóng viễn thông internet. Giai đoạn 2021 – 2023, một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, như: Tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam, Đường giao thông nối thành phố Sầm Sơn với Khu kinh tế Nghi Sơn; đường Đại lộ Đông – Tây. Bên cạnh đó, nhiều dự án giao thông lớn kết nối các địa phương trong tỉnh cũng đã được khởi công xây dựng. Cũng trong giai đoạn này, Cảng hàng không Thọ Xuân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành Cảng hàng không quốc tế; Cảng biển Thanh Hóa là cảng biển loại I, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tiềm năng trở thành cảng đặc biệt. Hạ tầng khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp được quan tâm đầu tư. Hạ tầng thương mại có sự phát triển nhanh chóng.
Ông Lê Minh Nghĩa, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Trên cơ sở mục tiêu của quy hoạch tỉnh, đặc biệt là định hướng phát triển bốn trung tâm kinh tế động lực, 5 vùng liên huyện và 6 hành lang kinh tế, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung dồn nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, trong đó, tỉnh đã và đang đầu tư các tuyến giao thông quan trọng tạo sự kết nối, chấp thuận các nhà đầu tư khu công nghiệp, cụm công nghiệp để có mặt bằng thu hút đầu tư, đồng thời tạo điều kiện cho các nhà đầu tư của nhà nước đầu tư hạ tầng của nhà nước đầu tư về điện nước, công nghệ thông tin, viễn thông đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thơi gian tới".
Thời gian tới, các ngành, các địa phương trong tỉnh sẽ tiếp tục rà soát, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy hoạch, đồng thời tham mưu cho tỉnh hoàn thiện hệ thống các cơ chế, chính sách để thu hút các nguồn lực nhằm hiện thực hóa các quy hoạch, tạo bước đột phá về cơ sở hạ tầng. Từ đó, giúp các quy hoạch thực sự trở thành động lực cho sự phát triển, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19 và Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị đã đề ra, xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh khá của cả nước vào năm 2025, đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp, giầu đẹp, văn minh, một cực tăng trưởng trong tứ giác kinh tế phía Bắc của Tổ quốc.
Hoằng Hoá xây dựng “Xã, thị trấn, huyện không ma túy”
Sáng ngày 21/11, UBND huyện Hoằng Hóa đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai xây dựng “Xã, thị trấn, huyện không ma túy” giai đoạn 2024 – 2025.
Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B (TP Thanh Hóa), đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có bài phát biểu tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng này.
Giao lưu "Những đóa hoa miền sơn cước"
Trước thềm Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024, tối ngày 20/11, Đài PT&TH Thanh Hóa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp gặp gỡ, giao lưu điển hình tiến tiến các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh với chủ đề "Những đóa hoa miền sơn cước". Tới dự có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, MTTQ và đoàn thể cấp tỉnh; các đại biểu dự Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV, cùng đại diện lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên, học sinh sinh viên trên địa bàn tỉnh.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia
Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11.
Viettel Thanh Hóa tập huấn triển khai dịch vụ 5G
Chiều ngày 20/11, Viettel Thanh Hóa tổ chức hội nghị đào tạo, tập huấn triển khai dịch vụ 5G cho gần 100 đại biểu là lãnh đạo, nhân viên 27 chi nhánh trên địa bàn tỉnh.
Ngày đầu Đại hội các dân tộc thiểu số toàn tỉnh năm 2024
Đại hội các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV, năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 20 và 21/11.
Giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế tại huyện Quan Hoá
Ngày 20/11, Đoàn Giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh đã giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2021 - 2023 tại huyện Quan Hoá.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Đoàn công tác của tỉnh Thanh Hoá kết thúc tốt đẹp các hoạt động xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản
Đoàn công tác của tỉnh Thanh Hoá do đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hoá làm Trưởng đoàn đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Thuỷ, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương trong tỉnh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và một số doanh nghiệp của tỉnh Thanh Hoá.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng ngày 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.