Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá - Tư duy đột phá cho phát triển
Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá vừa được Chính phủ phê duyệt được đánh giá là có tư duy đột phá cho sự phát triển. Trong đó, việc xác định được các trụ cột tăng trưởng, các đột phá phát triển và mạnh dạn xác định các quan điểm, mục tiêu có tính phấn đấu rất cao đã thể hiện ý chí khát vọng vươn lên của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh.
Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định 3 đột phá phát triển gồm: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch và công bằng cho phát triển. Huy động, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm mọi nguồn lực, tạo đột phá xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; trọng tâm là các dự án trọng điểm, lan tỏa, các dự án hạ tầng giao thông, khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ các ngành kinh tế trọng tâm, trọng điểm của tỉnh.
Quy hoạch cũng xác định 3 trụ cột phát triển là: Phát triển mạnh công nghiệp chế biến chế tạo. Phát triển nông nghiệp theo các mô hình nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao. Phát triển du lịch với các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đưa Thanh Hóa trở thành trung tâm lớn về du lịch của cả nước. Ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc VCCI Chi nhánh Thanh Hoá cho rằng những trụ cột trong quy hoạch đã khẳng định được thế đi của ta và tạo ra được một hướng đi. Nếu muốn phát triển du lịch thì phải đồng bộ phát triển những nội dung gì. Nếu muốn phát triển nông nghiệp công nghiệp cao, nông nghiệp quy mô lớn thì ta phải làm sao. Đặc biệt là để thu hút được và trở thành một trung tâm về công nghiệp chế biến, chế tạo thì cũng phải như thế nào. Trong khi mình đã có sẵn những cái tiềm lực ví dụ như là đất đai, ví dụ như là rất nhiều các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để sẵn sàng đầu tư.
Với tinh thần tự lực tự cường, Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá được xây dựng trên quan điểm phát huy vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng và tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Trong đó Phát triển 5 vùng liên huyện, 4 trung tâm kinh tế động lực và 6 hành lang kinh tế cho thấy rõ điều đó.
Phó Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Chu Hồi, Đại biểu Quốc hội khoá XV – Chuyên gia phản biện quy hoạch tỉnh cho biết không phải ngẫu nhiên mà Bộ Chính trị ra Nghị quyết 58, vì vậy, Thanh Hóa phải nhận thức quan trọng vị thế chiến lược, vị thế địa chính trị, địa kinh tế, địa văn hóa của mình. Và Thanh Hóa có những lợi thế vượt trội trong vùng lãnh thổ mà có yếu tố rừng, đồng bằng rồi biển. Đặc biệt là Thanh Hoá có có sự chuyển tiếp giữa Bắc Nam, giữa Bắc Trung Bộ, giữa miền Bắc và đồng bằng sông Hồng, nằm chuyển tiếp giữa biển và đất liền, nằm chuyển tiếp giữa quốc tế, giữa Lào và Việt Nam, giữa khu vực Tây Bắc với Bắc Trung Bộ, nên nếu như có được những cơ chế chính sách, có được những định hướng phát triển đúng tầm và có được tổ chức lãnh thổ tương ứng và phù hợp thì Thanh Hóa sẽ bứt phá.
Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được khẳng định là có tầm nhìn chiến lược, có tính đột phá cao trong xác định mục tiêu phát triển và tạo không gian cho một chu kỳ dài đi lên của tỉnh. Đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh nỗ lực thực hiện, đảm bảo phù hợp với các chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững.
Vốn đầu tư từ Đức vào Việt Nam đạt 3,6 tỷ USD
Theo khảo sát của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, luỹ kế đến nay đã có 530 dự án của các doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD.
Thị xã Nghi Sơn phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất năm 2025 đạt 19% trở lên
Ngày 19/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thị xã Nghi Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 17, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác.
Thanh Hoá vượt mục tiêu xuất khẩu lao động năm 2024
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đưa trên 13.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt mục tiêu xuất khẩu lao động của cả năm. Kết quả này là do khai thác tốt thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới cùng hàng loạt chính sách hỗ trợ từ phía các đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Xuất khẩu cá tra 11 tháng 2024 đạt 1,8 tỷ USD và đang trên đường về đích
Kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 11/2024 đạt 179 triệu USD, lũy kế đến hết tháng 11/2024 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025
Châu Á là thị trường xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2024 với thị phần 48,2%. Hai khu vực tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu lần lượt là 23,7% và 11,3%... Theo các chuyên gia, tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025 sang các khu vực là rất lớn.
Ngành thuế cả nước thu ngân sách nhà nước vượt 1,7 triệu tỷ đồng
Lần đầu tiên ngành thuế vượt 1,7 triệu tỷ đồng thu ngân sách năm. Thông tin được Tổng cục Thuế công bố tại Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025; công bố Cổng Thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, vừa diễn ra vào sáng ngày 19/12.
Yên Định có thêm 10 sản phẩm OCOP 3 sao
Để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung nguồn lực, hỗ trợ chủ thể, hộ kinh doanh, hợp tác xã chú trọng đầu tư cải tiến quy trình sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phục tráng, thâm canh 28.290 ha luồng
Đến đầu tháng 12 năm 2024, các huyện vùng thâm canh luồng đã hoàn thành kế hoạch thâm canh, phục tráng luồng năm 2024.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá
Từ đầu năm đến tháng 12 năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá. Trong đó có 134 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và 659 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.
Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.