Quy hoạch và phát triển rừng sản xuất theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả
(TTV) - Để nâng cao năng suất, chất lượng rừng sản xuất, các địa phương trong tỉnh đã tăng cường quy hoạch, áp dụng khoa học kỹ thuật trong thâm canh phát triển rừng. Đây được coi là những giải pháp nhằm phát triển rừng sản xuất theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả.

Đến nay, Thanh Hóa đã trồng được trên 175 nghìn ha rừng sản xuất, trong đó có gần 71 nghìn ha rừng luồng, 13 nghìn ha rừng cây đặc sản như thông, quế, cọ, phèn và 89 nghìn ha rừng gỗ nguyên liệu. Việc lựa chọn, đưa giống mới, các mô hình có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất như: trồng keo tai tượng, keo lai sản xuất từ mô, hom; trồng rừng thâm canh cây gỗ lớn, trồng xen canh cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng đã được các địa phương triển khai thực hiện, đem lại giá trị, hiệu quả kinh tế cao. Việc tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào trồng, chăm sóc, khai thác rừng trồng, khôi phục, phục tráng rừng luồng cũng được các địa phương chỉ đạo khá thành công.
Theo quy hoạch đến năm 2020 Thanh Hóa sẽ có trên 360 nghìn ha rừng sản xuất, chiếm gần 50% diện tích đất lâm nghiệp. Trong đó có ít nhất 10% diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn, tiêu chí FSC để đủ tiêu chuẩn xuất khẩu . Để đạt mục tiêu này, cơ quan quản lý, các địa phương có rừng và người trồng rừng sẽ phải cùng nhau thực hiện tốt chính sách đất đai để người dân chủ động trồng và bảo vệ rừng theo đúng quy định. Tiếp tục nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu giống, đồng thời, tạo cầu nối chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật và chuỗi sản xuất khép kín giữa nhà sản xuất với các doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị rừng sản xuất. Từ đó, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng./.
Lan Hương – Linh Sơn
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Niên vụ 2025, sản lượng thu hoạch vải thiều dự kiến tăng 30%
Với điều kiện thời tiết thuận lợi, niên vụ vải thiều 2025 được đánh sẽ được mùa. Sản lượng vải thiều dự kiến đạt 303.000 tấn, tăng khoảng 30% so với năm 2024.

Đẩy nhanh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành công điện hỏa tốc số 60 về việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Ổn định lãi suất, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để ổn định lãi suất, khơi thông dòng vốn. Việc ổn định và giảm lãi suất cho vay sẽ hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong việc tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn, từ đó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện hỏa tốc số 60 về việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Triển khai gói vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa triển khai Chương trình cho vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng.

Tuân thủ về xuất xứ hàng hóa để phòng vệ thương mại
Bộ Công thương cho biết thương mại toàn cầu diễn biến ngày càng khó lường, hoạt động xuất nhập khẩu đối diện không ít thách thức từ các biện pháp phòng vệ và lẩn tránh phòng vệ thương mại. Do đó, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin thường xuyên, chủ động ứng phó với các hình thức khác nhau của phòng vệ thương mại.

Xuất khẩu rau quả chững lại
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại sau 2 năm tăng trưởng mạnh.

Thủ tướng Chính phủ đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện số 60 ngày 10/5/2025 về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Giá điện tăng, hộ nghèo, hộ chính sách vẫn được hỗ trợ
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân với mức tăng thêm 4,8% theo thẩm quyền.

Nguy cơ thiếu nước vùng hồ đập vừa và nhỏ
Do không có mưa bổ sung, thời tiết lại nắng nóng nên đã có nhiều hồ đập vừa và nhỏ do các đơn vị thuỷ lợi quản lý, vận hành bị cạn kiệt nguồn nước. Hiện nay, các đơn vị thuỷ lợi đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.