Quỹ tín dụng Nhân dân – đồng hành cùng các hộ sản xuất kinh doanh
Với mục tiêu “tương trợ, giúp đỡ và hỗ trợ thành viên phát triển kinh tế” những năm qua, hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò thúc đẩy cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính, luôn đồng hành và trở thành địa chỉ tin cậy để người dân gửi tiết kiệm và vay vốn sản xuất, kinh doanh.
Nhiều năm qua, gia đình chị Nguyễn Thị Hà ở xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc là khách hàng thân thiết của Quỹ Tín dụng Nhân dân Ngư Lộc. Nhờ được hỗ trợ vay vốn kịp thời, gia đình chị Hà có điều kiện đầu tư mở rộng mô hình kinh doanh hàng tạp hóa phục vụ nhu cầu của người dân địa phương, thu nhập ổn định, cuộc sống của gia đình ngày càng khấm khá hơn.
Chị Nguyễn Thị Hà, Xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Vay ở Quỹ tín dụng Ngư Lộc tôi rất hài lòng, giấy tờ, thủ tục nhanh gọn lẹ, nhân viên tiếp đón nhiệt tình. Từ một quán nhỏ tôi đã mở rộng lên được quán tương đối hơn".

Quỹ Tín dụng Nhân dân Ngư Lộc được cấp phép hoạt động trên địa bàn 6 xã của huyện Hậu Lộc. Với mục tiêu vì lợi ích của Nhân dân, quỹ tín dụng Nhân dân Ngư Lộc luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để người dân vay vốn, phát triển sản xuất kinh doanh. Để hoạt động hiệu quả, quỹ thực hiện linh động về lãi suất. Đó là, huy động lãi suất cao hơn so với các ngân hàng thương mại để thu hút nguồn vốn, nguồn tiền nhàn rỗi trong Nhân dân. Đồng thời, giảm lãi suất cho vay thấp hơn so với các ngân hàng thương mại. Cùng với đó, để bảo đảm an toàn, đồng thời giúp người vay phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, Hội đồng quản trị đã phân công cán bộ phụ trách địa bàn chủ động nắm bắt thông tin khách hàng, phân tích và đánh giá cụ thể các phương án sản xuất, kinh doanh, mô hình và kế hoạch đầu tư... từ đó xác định mức cho vay phù hợp. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, quỹ tập trung phân tích, đánh giá các báo cáo tài chính, xác định giá trị tài sản bảo đảm và xem xét tính pháp lý của hồ sơ vay vốn của người vay. Chú trọng công tác kiểm tra, phát hiện sớm và xử lý dứt điểm những món vay có khả năng phát sinh thành nợ xấu. Mặt khác, đơn vị thường xuyên nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất, kinh doanh, biến động của thành viên để có biện pháp hỗ trợ, cùng thành viên giải quyết khó khăn, vướng mắc như: gia hạn nợ, điều chỉnh lãi suất, giảm lãi suất… khi thành viên có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh, thiên tai, hoạn nạn… Nhờ vậy, Quỹ Tín dụng Nhân dân Ngư Lộc đã tạo được niềm tin của người dân địa phương.


Ông Nguyễn Văn Ngữ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Quỹ tín dụng Nhân Dân Ngư Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Văn Ngữ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Quỹ tín dụng Nhân Dân Ngư Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Cán bộ nhân viên tận tình, chu đáo, đảm báo văn hóa, tác phong trong quá trình phục vụ Nhân dân. Vì vậy, hiện nay Quỹ được Nhân dân, khách hàng tin tưởng".
Tính đến cuối tháng 4/2024, Quỹ Tín dụng Nhân dân Ngư Lộc đã có gần 5.000 thành viên với tổng nguồn vốn đạt gần 450 tỷ đồng. Nhờ thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi khá lớn trong Nhân dân nên quỹ đã có vốn để đẩy mạnh đầu tư cho các hộ làm nghề chế biến, khai thác thủy hải sản, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ... Nguồn vốn từ quỹ đã giải quyết cho hơn 1.000 thành viên vay vốn, dư nợ đạt hơn 260 tỷ đồng. Hiện Quỹ Tín dụng Nhân dân Ngư Lộc đang dẫn đầu về quy mô, có nguồn vốn và dư nợ cao nhất trong hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Các thành viên sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả, trả đúng hạn, tỷ lệ nợ quá hạn dưới mức quy định. Đồng thời phát huy được vai trò phát triển kinh tế thành viên, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, "tín dụng đen", góp phần bảo đảm an sinh xã hội.


Ông Đoàn Văn Nga, Chủ tịch UBND xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Ông Đoàn Văn Nga, Chủ tịch UBND xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Ngoài hiệu quả về phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, Quỹ tín dụng còn góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tình trạng tín dụng đen trên địa bàn giảm rõ rệt".
Thanh Hóa hiện có 67 quỹ tín dụng Nhân dân, hoạt động trên địa bàn 18 huyện, thị xã, thành phố, với tổng số thành viên tham gia gần 117 nghìn người; tổng nguồn vốn đạt trên 8.600 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 6.200 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng của các quỹ cơ bản bảo đảm, tỷ lệ nợ xấu trong giới hạn cho phép, chiếm 0,4% tổng dư nợ cho vay. Cùng với nâng cao năng lực tài chính theo hướng tăng vốn điều lệ, thu hút thêm thành viên mới trên cơ sở gắn kết giữa mở rộng nguồn vốn với hỗ trợ thành viên vay, các quỹ tín dụng Nhân dân cũng chú trọng đào tạo nâng cao năng lực quản trị, điều hành, cơ cấu lại hệ thống, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu trong ngưỡng an toàn, tăng hiệu quả hoạt động tương trợ trong cộng đồng thành viên, bảo đảm huy động vốn, cho vay nhanh chóng, an toàn, tăng hiệu quả hoạt động tương trợ cộng đồng vì sự phát triển bền vững.
Bà Lưu Thị Dung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Quỹ tín dụng Nhân Dân Lộc Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Quỹ luôn tạo điều kiện, ưu đãi cho các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn".


Ông Trịnh Đình Toán, Bí thư Đảng ủy xã Lộc Sơn, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Đình Toán, Bí thư Đảng ủy xã Lộc Sơn, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Trong những năm qua, Quỹ tín dụng có rất nhiều khách hàng, từ đó góp sức cho xã Lộc Sơn hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo".
Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng Nhân dân nhằm bảo đảm an toàn, củng cố vững chắc hệ thống quỹ. Đồng thời, chỉ đạo các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở triển khai các giải pháp tăng cường năng lực tài chính, kiểm soát nội bộ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh xử lý nợ xấu và tăng trưởng tín dụng đi kèm với tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng. Hệ thống quỹ tín dụng chủ động tiết giảm chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay, chia sẻ khó khăn với thành viên trong quá trình phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt gần 106.000 tỷ đồng
Theo báo cáo của Sở Công thương, 6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt gần 106.000 tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ.

Ưu đãi nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, ngành ngân hàng, thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Hoằng Hoá - Bắc Thanh Hoá đã thực hiện nhiều giải pháp điều hành hoạt động tín dụng linh hoạt, hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Qua đó, đồng hành hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Sửa đổi thủ tục cấp phép của các tổ chức tín dụng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ký ban hành Thông tư số 12 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Trong 6 tháng đầu năm 2025: Cả nước thu hút vốn FDI đạt trên 21 tỷ USD
Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD, tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng trưởng kinh tế cả nước trong quý 2 năm 2025 tăng gần 8%
Tổng cục Thống kê cho biết, tăng trưởng kinh tế của cả nước trong quý 2 năm 2025 tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng hơn 7,5% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng cao nhất của sáu tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025.

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thanh Hóa
Thanh Hóa là địa phương có nhiều thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Nhằm gia tăng giá trị, trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư, khai thác lợi thế, tạo ra các sản phẩm có chất lượng; không chỉ đáp ứng thị trường trong nước, mà còn đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Quy định về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 163 quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Dược. Trong đó, quy định rõ về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử.

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, tuyến đường bộ ven biển có tổng chiều dài 2.838 km, với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV. Tuyến đường được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa khoảng 623 km quốc lộ và trên 2.200 km đường địa phương thuộc quy hoạch cấp tỉnh. Bộ Xây dựng cho biết, đến cuối năm nay, cả nước sẽ có khoảng 1.600km đường ven biển.

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND 34 tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản
Thời gian qua, cùng với tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo nông sản, thực phẩm đưa ra thị trường phải đạt chất lượng an toàn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.