Quyết liệt giải phóng mặt bằng hành lang tuyến dự án Đường dây 500 kV mạch 3
Dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) đang bước vào giai đoạn tăng tốc, phấn đấu đảm bảo các mốc tiến độ đề ra. Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã bàn giao toàn bộ mặt bằng vị trí chân móng cột và đang quyết liệt giải phóng mặt bằng hành lang tuyến. Mục tiêu đến cuối tháng Tư này, các đơn vị thi công có thể bắt đầu tiến hành rải và kéo dây một cách thuận lợi.
Gia đình ông Nguyễn Song Toàn, ở thôn Trung Cự, xã Nga Thắng là 1 trong 11 hộ của huyện Nga Sơn cần phải di dời tái định cư, do toàn bộ diện tích đất và nhà ở nằm trong hành lang tuyến dự án Đường dây 500 kV Nhà máy nhiệt điện Nam Định I - Thanh Hóa.

Được chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động và bố trí đất tái định cư mới, ngày 12/4 vừa qua, gia đình ông đã nhận tiền bồi thường và cam kết sớm di dời để bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu tổ chức thi công.

Ông Nguyễn Song Toàn, thôn Trung Cự, xã Nga Thắng, huyện Nga Sơn
Ông Nguyễn Song Toàn, thôn Trung Cự, xã Nga Thắng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chính quyền địa phương và cấp trên đã về phổ biến cho gia đình được nhận đất. Chúng tôi sớm đi đến khu tái định cư để cho công trình được thi công".
Dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) có tổng chiều dài khoảng 519 km; trong đó có hơn 130 km – chiếm 1/4 tổng chiều dài dự án đi qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Tính đến ngày 13/4, Thanh Hóa đã bàn giao mặt bằng 89/137 khoảng néo phần hành lang tuyến. Các địa phương đang tập trung tối đa lực lượng, tranh thủ cả buổi tối và ngày nghỉ đến từng hộ dân để gặp gỡ, trao đổi, tổ chức họp dân nhằm vận động, rà soát và thống nhất phương án giải tỏa, di dời; sớm bàn giao mặt bằng hành lang tuyến cho đơn vị thi công.

Ông Lê Văn Chung, thôn Tam Sơn, xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn
Ông Lê Văn Chung, thôn Tam Sơn, xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhà nước hỗ trợ và cũng đã bàn giao mặt bằng nơi ở mới, tôi mong muốn nhanh chóng bàn giao cho nhà nước, tôi không có vướng mắc gì ".
Ông Lê Đình Sâm, thôn Tam Sơn, xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Gia đình tôi cũng thống nhất và nhận thấy tầm quan trọng của đường dây mạch 3 này. Gia đình cũng nhất trí đồng thuận để mà nhường lại tất cả khu vườn, đất ở và nhà để di dời đến nơi ở mới ".

Theo mốc tiến độ của dự án Đường dây 500 kV mạch 3, đến cuối tháng 4 này, các nhà thầu sẽ bắt đầu tiến hành rải và thi công kéo dây. Với tiến độ gấp gáp của dự án, các địa phương đều quyết tâm, nỗ lực trong thực thi phần nhiệm vụ.

Ông Trương Giang Nam, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nga Sơn
Ông Trương Giang Nam, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong thời gian tới, UBND huyện Nga Sơn triển khai phương án để làm sao đảm bảo quyền lợi cũng như chính sách của nhà nước đến với hộ dân, để người dân hiểu hơn nữa cũng như là đồng thuận hơn nữa với công tác giải phóng mặt bằng, trong quá trình nhà thầu thi công kéo dây đi qua không làm chậm tiến độ của dự án".
Ông Lê Hồng Hiếu, Giám đốc Ban giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đến thời điểm hiện nay, thị xã Nghi Sơn đã nhận được sự đồng thuận cao của người dân, để tạo điều kiện cho công tác thi công dự án được triển khai trong thời gian tới, thị xã sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, giải quyết những vướng mắc phát sinh để đảm bảo tiến độ thi công".

Thời gian tới, các địa phương của tỉnh Thanh Hóa có dự án đi qua sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư và nhà thầu tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân đồng tình, ủng hộ dự án, phấn đấu đưa công trình vào vận hành trước ngày 30/6/2024.

Lưu giữ kí ức bằng công nghệ
Có những ký ức ngủ yên trong bức ảnh cũ. Có những gương mặt liệt sĩ đã nhòa dần theo năm tháng. Nhưng thời gian qua, một người trẻ ở Thanh Hóa đang âm thầm phục dựng những ký ức ấy - bằng công nghệ, sự kiên nhẫn và lòng tri ân. Đó là anh Hoàng Tùng Linh, một nhiếp ảnh gia tự do ở xã Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Mái ấm nghĩa tình - Tri ân người có công
Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, có những con người đã thầm lặng hy sinh để Tổ quốc được nở hoa độc lập, kết trái tự do, Nhân dân được sống trong hòa bình, hạnh phúc. Những năm qua, Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng. Thực hiện Quyết định số 21 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho người có công và thân nhân liệt sĩ, đến nay, 100% hộ gia đình thuộc diện hỗ trợ tại Thanh Hóa đã hoàn thành xây dựng và chuyển vào sinh sống trong những căn nhà mới.

Đảm bảo điều kiện cho cán bộ ở xa yên tâm công tác
Sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, nhiều cán bộ, công chức tại Thanh Hóa được điều động từ tỉnh và huyện về xã, từ xã này sang xã khác, trong đó không ít người phải đi làm cách nhà hàng chục km. Trước thực tế đó, các địa phương - đặc biệt là ở miền núi, biên giới đã chủ động rà soát, đảm bảo điều kiện ăn, ở, làm việc cho cán bộ, giúp họ yên tâm công tác lâu dài tại cơ sở.

Lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện
Những năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thu được nhiều kết quả nổi bật, lượng máu thu được và số lượng tình nguyện viên tham gia hiến máu tăng dần mỗi năm. Một trong những hoạt động hiến máu tình nguyện được Thanh Hóa duy trì, triển khai quy mô lớn là chương trình hiến máu tình nguyện Hành trình đỏ.

Đảm bảo an toàn tại các ngầm tràn
Vào mùa mưa lũ, mực nước tại các ngầm, tràn trên địa bàn thường dâng cao, nước chảy xiết. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn cho người dân khi lưu thông qua ngầm, tràn trong mùa mưa lũ đang được chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm.

Cắm biển giới hạn tốc độ 30 km/giờ tại khu du lịch biển Hoằng Tiến
Sau một thời gian khảo sát hiện trạng tuyến đường và tổ chức giao thông tại khu du lịch biển Hải Tiến, hiện nay Uỷ ban Nhân dân xã Hoằng Tiến đã tiến hành cắm biển giới hạn tốc độ 30 km/giờ cho phép xe điện 4 bánh gắn động cơ hoạt động phục vụ du lịch.

Đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ ở các xã
Sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các địa phương - đặc biệt là ở miền núi, vùng xa của Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cố gắng đảm bảo điều kiện ăn, ở, làm việc cho cán bộ được điều chuyển về địa phương, giúp họ yên tâm công tác lâu dài tại cơ sở.

Nâng cao nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy cho Công an cấp xã
Ngay sau thời điểm 1/7, khi bước đầu ổn định tổ chức lực lượng Công an xã sau sáp nhập địa giới hành chính, phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Thanh Hóa đã bố trí 8 tổ công tác, hỗ trợ nghiệp vụ theo hướng cầm tay chỉ việc nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nhiệm vụ mới cho lực lượng này.

Nỗ lực đảm bảo an toàn tại bến khách ngang sông
Hiện nay, vì điều kiện khách quan nên tại một số xã vẫn chưa thể xây dựng cầu cứng qua sông. Chính vì vậy bến khách ngang sông vẫn là lựa chọn giúp cho người dân đi lại thuận tiện, giao thương, phát triển kinh tế. Và đảm bảo giao thông tại các bến khách đang được các địa phương hết sức quan tâm.

Toàn quốc còn hơn 15.000 phương tiện chưa làm thủ tục đổi đăng ký xe
Theo tổng hợp báo cáo của Bộ Công an, hiện trên toàn quốc vẫn còn hơn 15.000 phương tiện xe kinh doanh vận tải chưa làm thủ tục đổi đăng ký xe từ biển trắng sang biển vàng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.