Quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp chống khai thác thủy hải sản bất hợp pháp
Thời gian qua, thành phố Sầm Sơn đã triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống khai thác thủy hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU.
Là tàu cá thuộc diện "3 không", nên ngay sau chuyến vươn khơi khai thác, anh Trịnh Tứ Thiệu, ngư dân ở phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn đã đến cơ quan chức năng để tìm hiểu thông tin và làm các thủ tục cấp lại đăng ký, đăng kiểm, và giấy phép khai thác cho tàu cá của mình. Anh Thiệu cho biết: "Sau khi chúng tôi hoạt động biển về, nghe tuyên truyền về dự án "3 không", chúng tôi đã đến cơ quan chức năng gần nhất để đăng ký thủ tục. Chúng tôi đã được anh em phòng chức năng tuyên truyền hướng dẫn nên làm rất nhanh".
Tính đến ngày 24/10, thành phố Sầm Sơn vẫn còn 58 tàu cá vi phạm các điều kiện về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU, trên tổng số 1.657 tàu của thành phố. Trong đó, có 41 tàu thiếu các thủ tục, giấy tờ, 17 tàu thuộc diện "3 không", "2 không".
Ngoài một số ít tàu cá neo đậu ở tỉnh ngoài, tất cả tàu cá vi phạm đã được các cấp chính quyền thành phố Sầm Sơn đưa về khu âu tránh trú bão phường Quảng Tiến, gắn biển đối với tất cả tàu cá vi phạm để theo dõi, quản lý và lắp đạt hệ thống camera giám sát. Nghiêm cấm tuyệt đối các phương tiện này vươn khơi, cho đến khi hoàn thành các thủ tục, giấy tờ, đăng ký, đăng kiểm.
Ông Trần Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn cho biết: "Ủy ban phường đã thành lập tổ rà soát tàu cá của phường, vận động các tàu cá đang thiếu thủ tục giấy tờ về đậu tại âu 1 theo âu chỉ định của thành phố Sầm Sơn, và phối hợp với thành phố Sầm Sơn, phòng kinh tế gắn các biển đối với các tàu đang thiếu giấy tờ và cho các chủ tàu cam kết là khi không đủ thủ tục giấy tờ thì không được tham gia khai thác theo Luật Thủy sản 2017". Ông Trịnh Văn Hưng, Phó Trưởng phòng Kinh tế thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết thêm: "Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì hệ thống camera theo dõi tại âu, kết nối đến các ngành chức năng liên quan để theo dõi, giám sát đảm bảo đủ các thủ tục. thứ 2 là hỗ trợ, vận động cũng như tuyên truyền để ngư dân biết được và nắm bắt rõ hơn các quy định về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định".
Sau 2 đợt triển khai, thành phố đã đạt được những kết quả nhất định, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh, quyết liệt hơn nữa để sớm xử lý dứt điểm".
Hiện nay, các cấp chính quyền thành phố Sầm Sơn đang phối hợp với lực lượng chức năng, hỗ trợ các chủ tàu cá khẩn trương hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ đảm bảo các điều kiện vươn khơi khai thác, cùng với ngư dân trong tỉnh và cả nước thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm đạt mục tiêu tháo gỡ "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu EC.
Năm 2024, thị trường vận tải và logistics của Việt Nam dự báo đạt trên 48 tỷ USD
Trong năm 2024, thị trường vận tải và logistics của Việt Nam được dự báo đạt giá trị trên 48 tỷ USD và tiếp tục tăng trưởng lên mức 71 tỷ USD vào năm 2030.
Infographics: Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 2024
Năm 2024, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và các cấp, các ngành đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra với tinh thần "Kỷ cương - Trách nhiệm - Hành động - Sáng tạo - Phát triển"; cùng với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển và đạt nhiều kết quả tích cực.
Cơ hội và thách thức cho thủy sản Việt Nam tại thị trường Mỹ
Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, để giữ vững xuất khẩu vào thị trường này, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cũng phải vượt qua nhiều thách thức.
Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 48 tỷ USD
Với lượng đơn hàng sản xuất đang tăng cao, ngành dệt may Việt Nam đặt ra mục tiêu xuất khẩu trong năm 2025 đạt 48 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Giảm thuế VAT: Kích thích, hỗ trợ sản xuất cho doanh nghiệp
Quốc hội vừa thông qua nghị quyết cho phép tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại Nghị quyết số 43/2022 trong thời gian từ ngày 01/1 đến hết ngày 30/6/2025.
Thúc đẩy hàng hóa qua cảng Nghi Sơn dịp cuối năm
10 tháng năm 2024, tổng khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa giữ mức tăng trưởng ổn định. Hiện giá cước vận tải biển thế giới đã hạ nhiệt, cùng với nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa dịp cuối năm tăng cao, nên các doanh nghiệp kinh doanh, khai thác cảng biển Nghi Sơn đang nỗ lực để thúc đẩy lượng hàng hóa bốc dỡ qua cảng để đảm bảo mục tiêu cả năm.
Sản xuất cây trồng hàng hóa, nâng cao giá trị thu nhập trong vụ đông
So với các vụ sản xuất khác trong năm, vụ đông là cơ hội để người nông dân đưa các cây trồng hàng hóa vào canh tác, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên đồng ruộng. Do vậy, với nhiều hộ dân trên địa bàn Thanh Hóa, vụ đông được coi là vụ sản xuất chính.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản trong 11 tháng năm 2024 đạt gần 57 tỷ USD
Với các kết quả đã đạt được cùng nỗ lực và sự quyết tâm của các cấp ngành, các địa phương cũng như từng doanh nghiệp, xuất khẩu nông lâm thủy sản sẽ đạt mục tiêu đề ra.
Thanh Hóa có 227.400 ha cây trồng thâm canh
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh đã duy trì và phát triển được 97 vùng cây trồng thâm canh, vùng sản xuất tập trung, với tổng diện tích đạt 227.400 ha, tăng 50 ha so với cùng kỳ năm 2023.
Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành công điện gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.