Quyết tâm cao, nỗ lực lớn để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Chiều ngày 10/3, Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước tổ chức Phiên họp thứ ba. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì phiên họp. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Tham gia hội nghị, tại điểm cầu Thanh Hoá có các đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh; Trưởng đoàn ĐBQH Thanh Hóa; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, lãnh đạo các ban, ngành có liên quan.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên họp lần thứ ba Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Ảnh: VGP
Sau phiên họp thứ 2, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, các bộ ngành, địa phương đã vào cuộc mạnh mẽ và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tất cả các địa phương đã thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo và các bộ ngành Trung ương đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, làm cơ sở thực hiện chung trên phạm vi cả nước. Đến nay, toàn quốc đã xoá và đang thi công trên 121 nghìn 600 căn nhà, đạt 54% kế hoạch. Các đơn vị tài trợ đã chuyển 64% kinh phí cho Ban chỉ đạo Trung ương và đã chuyển cho các địa phương để triển khai thực hiện. Đến thời điểm hiện tại, đã có 6 địa phương hoàn thành công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát. Có 9 địa phương đăng ký hoàn thành trong tháng 6. Trong quá trình thực hiện, nhiều địa phương có cách làm sáng tạo trong huy động nguồn lực, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh và các đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy cùng các đại biểu dự tại điểm cầu UBND tỉnh Thanh Hóa.
Đối với tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày 6/3, toàn tỉnh đã tiếp nhận kinh phí, hỗ trợ khởi công xây dựng và sửa chữa nhà ở theo Chỉ thị 42 của Thủ tướng Chính phủ là 9180 căn, số hộ chưa khởi công là 3722 căn. Dự tính, nguồn kinh phí cần để hoàn thành công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá là trên 243 tỷ đồng. Mặc dù là địa phương có số hộ thuộc diện xoá nhà tạm, nhà dột nát lớn, nhưng với tinh thần nỗ lực, quyết tâm cao độ, sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hôi, tỉnh Thanh Hoá phấn đấu sẽ hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát theo đúng kế hoạch.

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung trình bày báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước - Ảnh: VGP
Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã làm rõ những kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ thời gian qua. Đồng thời, tập trung phân tích những khó khăn, vướng mắc đó là việc phân bổ kinh phí 5% từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên năm 2024 cho các địa phương chưa được thực hiện kịp thời; Một số địa phương vẫn chưa báo cáo kết quả rà soát, phê duyệt nhu cầu xoá nhà tạm, nhà dột nát, có địa phương vẫn trông chờ, ỷ lại vào nguồn hỗ trợ từ Trung ương. Một số địa phương gặp khó khăn trong huy động nguồn lực phục vụ công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp. - Ảnh: VGP
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương biểu dương kết quả các bộ ngành, địa phương đạt được trong công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước thời gian qua, đồng thời nhấn mạnh: năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá để về đích, thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, vì vậy, việc thực hiện thành công Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng; thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.
Theo kế hoạch đề ra, trong năm 2025 cả nước phải hoàn thành nhiệm vụ xoá toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát. Qua rà soát, số lượng nhà phải xây dựng, sửa chữa là gần 120 nghìn căn. Với thời gian còn lại, mỗi ngày, 01 tỉnh phải xoá được 8 căn. Đây là nhiệm vụ rất lớn, đòi hỏi phải tập trung cao độ theo tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi" và phải đảm bảo tiến độ theo kế hoạch, phấn đấu cả nước hoàn thành nhiệm vụ xoá nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/10/2025, trước kế hoạch 2 tháng.



Các đại biểu dự tại điểm cầu UBND tỉnh Thanh Hóa.
Để sớm hiện thực hóa mục tiêu này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Các bộ, ngành trung ương, cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội cần coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng; chú trọng đa dạng hóa các nguồn lực để thực hiện chương trình theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp và bao trùm; tăng cường công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân, đồng lòng, chung sức hỗ trợ thực hiện chương trình, với tinh thần "Không để ai bị bỏ lại phía sau"; cần sớm xác định rõ những khó khăn, vướng mắc còn gặp phải để chủ động các giải pháp giải quyết theo thẩm quyền, đảm bảo tiến độ, mục tiêu, yêu cầu. Trong quá trình thực hiện, cần đổi mới phương pháp, cách làm theo hướng đa dạng hóa nguồn lực, phát huy tinh thần tương thần, tương ái, nghĩa đồng bào, tinh thần tự lực vươn lên của người nghèo để sớm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước theo kế hoạch đã đề ra.

Thanh Hóa - Hủa Phăn: Gắn bó keo sơn, phát triển bền vững
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, mối quan hệ giữa 2 nước Việt Nam - Lào luôn là biểu tượng mẫu mực của tình đoàn kết đặc biệt, thủy chung, son sắt. Hòa chung với dòng chảy ấy, 2 tỉnh kết nghĩa Thanh Hóa - Hủa Phăn đã dành cho nhau sự giúp đỡ quý báu, chí tình, chí nghĩa. Đặc biệt, mối quan hệ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Thanh Hóa và Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn không ngừng được củng cố và phát triển, góp phần gìn giữ mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Thanh Hóa - Hủa Phăn.

Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án luật
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 6/5, các đại biểu ở tổ 18 gồm 3 tỉnh: Thanh Hóa, Lâm Đồng và Tiền Giang đã thảo luận tại tổ về Dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa chủ trì thảo luận.

Sẵn sàng các điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả sau sắp xếp
Ngày 6/5, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Sầm Sơn về công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, các công việc chuẩn bị để kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện và một số nội dung quan trọng khác. Dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Tài chính; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy và một số ngành cấp tỉnh.

Thanh Hóa tăng 9 bậc trên bảng xếp PCI
Từ vị trí thứ 30 năm 2023, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa tăng 9 bậc, xếp vị trí thứ 21, đứng thứ 2 khu vực Bắc Trung Bộ.

Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD
Trình bày Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, với mục tiêu năm 2025 tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD (dự kiến đứng thứ 30 trên thế giới, tăng 2 bậc), GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD.

Thủ tướng: Hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhiều nhiệm vụ quan trọng trong tháng 4
Sáng 6/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025, được tổ chức ngay sau kỳ nghỉ Lễ 30/4-01/5 và Phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
Sau đây là Toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013:

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân
Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 ngày 4/5/2025 về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị và các chủ trương, đường lối khác của Đảng.

Thành phố Thanh Hóa hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trước ngày 15/6/2025
Chiều ngày 5/5, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Thanh Hóa về công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố năm 2025 và các nội dung công việc chuẩn bị kết thúc tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện.

UBND tỉnh nghe báo cáo về dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thăng Long Thanh Hóa
Chiều ngày 5/5, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị nghe báo cáo tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thăng Long Thanh Hóa giai đoạn 1 tại huyện Triệu Sơn và thành phố Thanh Hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.