Quyết tâm xây dựng bộ máy tinh gọn, tạo đột phá về thể chế và phát triển kinh tế - xã hội
Ngày 01/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến tới các điểm cầu của các cơ quan Trung ương và các địa phương trong toàn quốc.
Dự hội nghị tại điểm cầu Hội trường Diên Hồng, Thủ đô Hà Nội có các đồng chí: Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; cùng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Tại điểm cầu Tỉnh ủy Thanh Hóa có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH Thanh Hóa; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh.
Truyền đạt các nội dung chính, trọng tâm trong triển khai tổng kết Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu rõ: qua 7 năm thực hiện Nghị quyết đã đạt được một số kết quả quan trọng, bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, việc sắp xếp tổ chức bộ máy vẫn chưa đồng bộ, thiếu tổng thể, chưa gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức chưa rõ ràng, còn trùng lặp, chồng chéo; phân cấp, phân quyền cho địa phương chưa mạnh, chưa đồng bộ, chưa hợp lý, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới…
Nguyên nhân chủ yếu là do mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị chưa thật hoàn thiện; nhận thức và hành động của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm chưa cao, hành động thiếu quyết liệt.
Trước yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ phát triển mới, đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã thống nhất rất cao với quyết tâm chính trị mạnh mẽ để thực hiện chủ trương tổng kết sớm, toàn diện Nghị quyết 18 trong toàn hệ thống chính trị. Việc tổng kết phải tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cầu thị, cụ thể, sâu sắc, khẩn trương; đánh giá nghiêm túc, toàn diện về tình hình và kết quả đạt được, xác định rõ những yếu kém, bất cập, nguyên nhân; đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông.
Truyền đạt chuyên đề "Tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết: Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có những đổi mới ngay từ khâu chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. Tư duy và phương thức tiến hành công tác lập pháp cũng được đổi mới sâu sắc theo hướng các luật ngắn gọn, rõ ràng; tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính; chuyển mạnh từ luật thiên về quản lý sang kết hợp hài hòa giữa quản lý có hiệu quả với kiến tạo phát triển, khuyến khích đổi mới sáng tạo, kiên quyết từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm"…
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định: trong thời gian tới, Quốc hội sẽ tổ chức triển khai nhanh chóng, kịp thời các luật, nghị quyết vừa được thông qua, khẩn trương quán triệt tinh thần đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật có hiệu quả, tạo hiệu ứng lan toả tích cực trong hệ thống chính trị và toàn dân...
Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế xã hội năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư; tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước.
Dự kiến 15/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch, tăng trưởng GDP cả năm ước đạt trên 7%, thuộc nhóm số ít các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới 4%. Kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm ước đạt 807,7 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Thu hút FDI là điểm sáng và nằm trong nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới... Cùng với đó, các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt kết quả rõ nét. An sinh xã hội được tập trung bảo đảm; đời sống người dân được cải thiện. Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 1,93.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cũng chỉ ra một số tồn tại lớn, trong đó, thể chế, pháp luật vẫn là "điểm nghẽn của điểm nghẽn"; đầu tư nguồn lực tài chính, con người cho công tác xây dựng pháp luật chưa tương xứng với yêu cầu thực tiễn...
Theo Thủ tướng, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá để về đích. Chính phủ xác định sẽ lấy ổn định làm tiền đề thúc đẩy phát triển và phát triển để làm cơ sở cho ổn định; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025. Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng chống chịu và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8% để tạo đà, tạo lực, tạo khí thế thực hiện kế hoạch năm 2026 và cả giai đoạn 2021-2030.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Bộ Chính trị xác định, việc tổng kết Nghị quyết 18 và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, do vậy cần thống nhất rất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng và cả hệ thống chính trị.
Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành, trước hết là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cần gương mẫu, chủ động, thực hiện với quyết tâm cao nhất, theo tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng", "Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở". Cần xác định những nội dung, công việc ưu tiên và phối hợp nhịp nhàng trong triển khai thực hiện, quyết tâm hoàn thành việc tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu và tiến độ đề ra; hướng tới mục tiêu chung là hoàn thành và báo cáo Trung ương Phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong quý I năm 2025.
Về kinh tế xã hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng: để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra, chúng ta phải đổi mới tư duy, phải "cởi trói", phải quyết đoán, phải bứt phá, phải vượt lên chính mình. Trước mắt, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu tăng trưởng GDP của năm 2024 và năm 2025, trong đó phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng 2 con số ngay từ thời gian này. Theo Tổng Bí thư, để đạt mục tiêu này, cần tiếp tục tạo đột phá hơn nữa về thể chế phát triển, tháo gỡ hết các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn để khơi thông mọi nguồn lực và cải cách hành chính mạnh mẽ, kiến tạo môi trường thuận lợi để phát triển.
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao tinh thần đổi mới và quyết tâm của Quốc hội trong tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế thông qua việc tổ chức kỳ họp thứ 8 vừa qua. Tuy nhiên, đây mới là kết quả bước đầu, phía trước còn rất nhiều việc phải làm để khơi thông "điểm nghẽn của điểm nghẽn này". Cần nhận thức rõ, đổi mới thể chế phát triển không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan xây dựng pháp luật, mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và của từng cán bộ, đảng viên tham gia xây dựng, thực thi pháp luật. Phải có "liều thuốc đủ mạnh" để trị căn bệnh cán bộ làm việc hành chính, máy móc; tiêu cực, nhũng nhiễu, "hành dân", "hành doanh nghiệp", có lợi ích cá nhân thì mới làm, cố tình làm chậm công việc, xin ý kiến lòng vòng, đổ lỗi cho thể chế, đổ lỗi cho sợ trách nhiệm…
Tổng Bí thư nhấn mạnh: các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đã khá đầy đủ. Bây giờ là lúc chúng ta phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ "trên chính mảnh đất của mình", phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần đặt lợi ích chung lên trên hết, mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, đột phá, dũng cảm hy sinh để đất nước phát triển. Bên cạnh đó, Tổng Bí thư kêu gọi sự hưởng ứng, vào cuộc của người dân, đồng thời cho rằng: phải giải phóng sức lao động, sức sản xuất, phải huy động được nguồn vốn vật chất và tinh thần trong Nhân dân và người dân phải được hưởng thụ, cảm nhận những thành quả đó thì mọi người sẽ chung sức đồng lòng cùng thực hiện.
Ngay sau hội nghị của Trung ương, phát biểu với gần 40 nghìn đại biểu tại 667 điểm cầu trực tuyến trong tỉnh, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các đại biểu quán triệt sâu sắc nội dung của hội nghị, đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm đối với 3 vấn đề lớn, từ đó triển khai các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm một cách hiệu quả. Về việc tổng kết Nghị quyết 18 của Ban chấp hành Trung ương Đảng và xây dựng kế hoạch, phương án tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy trên địa bàn tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, đồng thời cũng rất khó và nhạy cảm, vì liên quan trực tiếp đến tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và đụng chạm tới lợi ích của nhiều cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, với tinh thần quyết tâm, mỗi địa phương, đơn vị, mỗi cán bộ, Đảng viên cần phải nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, đặt sự phát triển của quê hương, đất nước lên trên hết và trước hết, từ đó chia sẻ, đồng thuận, sẵn sàng hy sinh một phần lợi ích của cá nhân khi thực hiện sắp xếp. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, các địa phương, đơn vị cần phải bám sát kế hoạch của Ban Chỉ đạo tỉnh, bám sát mục tiêu, nguyên tắc, yêu cầu của việc sắp xếp bộ máy để triển khai các bước, vừa đảm bảo về thời gian, vừa đảm bảo thận trọng, chặt chẽ, khách quan, công bằng; phấn đấu hoàn thành việc tổng kết Nghị quyết 18 trên địa bàn toàn tỉnh trong tháng 12/2024.
Kinh tế-xã hội tháng đầu năm tiếp tục phục hồi mạnh mẽ
Báo cáo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 diễn ra sáng 5/2, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết tình hình KTXH tháng đầu năm tiếp tục phục hồi mạnh mẽ; người dân đón Tết trong không khi thanh bình, vui tươi, đầm ấm, an toàn, tiết kiệm; nhiều chỉ tiêu, chỉ số quan trọng tăng trưởng tích cực, tốt hơn cùng kỳ tháng 1 và dịp Tết năm trước.
Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 4/2/2025 đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại Hưng Yên
Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới, kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), 66 năm Ngày Bác Hồ phát động Tết trồng cây (1959 -2025); thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây.
Thủ tướng: Chuẩn bị cho khả năng chiến tranh thương mại thế giới trong năm nay
Sáng 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng như việc chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới, tình hình thế giới diễn biến khó lường, việc giao chỉ tiêu tăng trưởng giao từng địa phương.
Quan Sơn toạ đàm kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Tối 03/02, Huyện uỷ Quan Sơn tổ chức toạ đàm kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025).
Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi từ những Nghị quyết
Những năm qua, Đảng và Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền các cấp tỉnh Thanh Hoá luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến đồng bào các dân tộc thiểu số và khu vực miền núi. Với nhiều chính sách, Nghị quyết, chương trình, đề án thiết thực, phù hợp được đưa vào thực tiễn, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá đã được nâng lên rõ rệt. Qua đó, củng cố vững chắc niềm tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Dâng hương Đền thờ đức vua Lê Đại Hành
Sáng ngày 4/2, tức ngày 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ, tại Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền thờ đức vua Lê Đại Hành ở làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân đã tổ chức Lễ dâng hương đầu xuân Ất Tỵ 2025. Dự lễ có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Lê Tiến Lam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh; Đào Xuân Yên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh cùng các đồng chí: Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các ban, sở, ngành cấp tỉnh và huyện Thọ Xuân.
Chương trình chính luận nghệ thuật “Bản hùng ca mùa xuân”
Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), tối 3/2, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đã tổ chức truyền hình trực tiếp chương trình chính luận nghệ thuật “Bản hùng ca mùa xuân”.
Huyện Thọ Xuân tọa đàm kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Chiều 3/2, huyện uỷ Thọ Xuân đã tổ chức tọa đàm kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hoằng Hoá tổ chức lễ báo công nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), mới đây, tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, huyện Hoằng Hoá đã tổ chức lễ báo công dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.