Đường dây nóng: 0237 3721150

Ra mắt sách tái hiện nhiều di sản dân gian của Gia Định - Sài Gòn

Buổi giao lưu ra mắt cuốn sách Gia Định - Sài Gòn: Hò, hát, lý, vè và diễn xướng lễ hội do NXB Văn hóa - Văn nghệ tổ chức ngày 26/1, tại Đường sách TPHCM.

27/01/2019 18:47

Cùng thời điểm năm ngoái, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng ra mắt cuốn sách Khảo luận về Tết (NXB Văn hóa - Văn nghệ ấn hành), giới thiệu đến bạn đọc những tập tục, lễ hội Tết còn lưu giữ đến ngày nay cùng những phong tục đang dần mất đi nhưng vẫn còn tồn tại chút tàn dư.

Tiếp nối nguồn mạch cảm xúc này, năm nay, ông ra mắt cuốn sách Gia Định - Sài Gòn: Hò, hát, lý, vè và diễn xướng lễ hội. Đây được xem như một công trình nghiên cứu công phu về các hình thức diễn xướng dân gian mà ông cùng nhóm nghiên cứu đã dày công điều tra theo phương thức điền dã trong suốt nhiều năm (từ 1980 đến 1990).

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng tại buổi giao lưu ra mắt sách của mình.
Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng tại buổi giao lưu ra mắt sách của mình.

Theo sự vận động và phát triển của thời gian, hầu như những giá trị văn hóa truyền miệng ngày nay đã thất truyền do những nghệ nhân, những con người sống trong thời đại xưa đã trở nên hiếm hoi hoặc không còn nữa.

Bởi vậy, việc tập sách Gia Định - Sài Gòn: Hò, hát, lý, vè và diễn xướng lễ hội ghi nhận các hình thức diễn xướng dân gian ở vùng đất Gia Định - Sài Gòn xưa, tức khuôn trong địa bàn TPHCM ngày nay có thể xem như một món quà từ quá khứ gửi đến thế hệ trẻ hôm nay.

Theo chia sẻ của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, trước đây, ông theo đuổi công việc nghiên cứu văn học dân gian, chủ yếu sưu tầm thành phần ngôn từ của sáng tác dân gian chứ không quan tâm đến thành phần nghệ thuật. Sau đó ông có nhân duyên làm các bộ địa chí về Long An, Bến Tre. Sau này cụ Trần Văn Giàu làm bộ địa chí về TPHCM và mời ông cùng tham gia.

“Tôi nhận lời làm về Văn học dân gian Gia Định - Sài Gòn, rồi làm về diễn xướng. Như mọi người biết, nó khó vô cùng kể. Khi nhận lời, đọc tài liệu thì không có, người ta không viết gì về văn học Gia Định - Sài Gòn cả, chỉ có mấy câu về cây đa Bình Đông, Bình Tây… Nhưng vì mình là lớp trẻ, lỡ hứa với người lớn; tôi cũng nghĩ sao mình không thử xem sao”, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng kể lại.

Buổi giao lưu ra mắt sách của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Buổi giao lưu ra mắt sách của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.

Không muốn thất lễ với bậc tiền bối, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng quyết đình liều mạng lên đường đi điền dã về Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Đước, Cần Giuộc, Trảng Bàng… Càng đi ông càng thấy có nhiều người am tường vấn đề mà mình không biết. Từ đó ông tiếp tục đi, tìm hiểu rồi gom lại cũng trả nợ xong món nợ dư địa chí văn hóa. Sau đó, ông tiếp tục tìm hiểu về diễn xướng trong lễ hội, trong cung đình như thế nào; cúng miếu các nữ thần như thế nào… Nhờ đó mà cuốn sách Gia Định - Sài Gòn: Hò, hát, lý, vè và diễn xướng lễ hội mới được ra đời.

Bạn đọc xếp hàng xin chữ ký của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng.
Bạn đọc xếp hàng xin chữ ký của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng.

Gia Định - Sài Gòn là xứ đô hội ở ngã ba đường, luôn đón lấy những luồng giao lưu văn hóa rộng lớn với thế giới bên ngoài nên các dạng thức văn hóa nói chung, các loại hình nghệ thuật biểu diễn nói riêng luôn đổi thay không ngừng để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của công chúng từng thời đại.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng cho biết thêm: “Trong các vùng của Gia Định - Sài Gòn thì riêng vùng Bính Chánh được xem là trọng điểm vì nơi đây có sự giao lưu rất lớn với các vùng khác như Đức Hòa, Đức Huệ, Thủ Thừa (Long An), Nhà Bè… Ở Bình Chánh hò có 4 giọng: hò hòa hơ, hòa hòa hi, hòa mái ố, hò giọng đồng; lý ở đó cũng nhiều dạng. Trong khi các vùng khác nhơ Thủ Đức, Hóc Môn thì lại không có sự phong phú như vậy”.  

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc (giữa) đến chia vui cùng người thầy của mình.
PGS.TS Nguyễn Đức Lộc (giữa) đến chia vui cùng người thầy của mình.

Từ năm thứ hai đại học, khi bắt đầu bước chân vào con đường nghiên cứu khoa học thì cuốn sách đầu tiên mà PGS.TS Nguyễn Đức Lộc được đọc là sách về đình Nam bộ của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng. Bởi vậy, PGS.TS Nguyễn Đức Lộc cũng xem nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng là thần tượng của mình.

Đến chia vui cùng nhà nghiên cứu nhân dịp ông ra mắt sách mới, ngoài việc dành tình cảm cho người thầy của mình PGS.TS Nguyễn Đức Lộc còn dành lời khen cho cuốn sách: “Đây là cuốn sách được tích lũy trong thời gian khá dài. Một trong những tư liệu đáng quý ở cuốn sách này là những lời vè, lời hò đã được kí âm. Theo tôi đây là một trong những cách mà mình bảo vệ được tốt nhất”.

Theo Hồ Sơn/ SGGP

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Phát động Cuộc thi sáng tạo video du lịch trên Youtube Shorts "Việt Nam: Đi để yêu"

Phát động Cuộc thi sáng tạo video du lịch trên Youtube Shorts "Việt Nam: Đi để yêu"

09:38 , 10/07/2025

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam phối hợp YouTube và MCV Group vừa phát động cuộc thi sáng tạo video du lịch trên YouTube Shorts với chủ đề “Việt Nam: Đi để yêu!”.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch 6 tháng cuối năm

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch 6 tháng cuối năm

21:42 , 09/07/2025

Chiều ngày 9/7, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch Việt Nam 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 34 điểm cầu của 34 địa phương trên cả nước.

Khuyến cáo du khách khi tắm biển

Khuyến cáo du khách khi tắm biển

18:14 , 09/07/2025

Trên địa bàn phường Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa xảy ra vụ đuối nước trên biển khiến 2 cháu nhỏ gặp nạn. Một lần nữa, cơ quan chức năng đã phát đi một số khuyến cáo người dân và du khách khi tắm biển.

Sầm Sơn duy trì bãi biển sạch đẹp

Sầm Sơn duy trì bãi biển sạch đẹp

18:02 , 09/07/2025

Khu vực biển Sầm Sơn những ngày gần đây cũng bị tình trạng bèo tây dạt vào các bãi tắm. Song chính quyền địa phương, người dân và các đơn vị kinh doanh du lịch đã nhanh chóng phối hợp xử lý kịp thời, khôi phục các bãi tắm sạch đẹp trong mùa du lịch cao điểm.

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông"

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông"

11:38 , 09/07/2025

Tối 08/7, tại Nhà hát nghệ thuật Lam Sơn Thanh Hóa đã diễn ra lễ khai mạc Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông" khu vực Bắc Trung Bộ năm 2025. Các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện; lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị cùng đông đảo nghệ nhân, diễn viên và khán giả yêu nghệ thuật đã tới dự.

Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế

Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế

21:24 , 07/07/2025

6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đón trên 307.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm hơn 2,9% tổng lượt khách - một tỷ lệ còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và những nỗ lực mà ngành Du lịch đã và đang triển khai.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước

21:02 , 07/07/2025

Chiều ngày 7/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2020-2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030.

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu

21:00 , 07/07/2025

Ngày 7/7, tại xã Tân Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.

Mùa sen thành cổ

Mùa sen thành cổ

09:30 , 06/07/2025

Những ngày này, du khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng sắc sen bung nở trong khu vực nội thành, tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng trên vùng đất Tây Đô.

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế

20:07 , 04/07/2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hoá đón hơn 10,5 triệu lượt khách, trong đó 307.000 lượt là khách quốc tế – tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy Thanh Hóa đang dần là điểm đến có chiều sâu di sản và văn hoá. Nắm bắt xu hướng này, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để thu hút cũng như đáp ứng yêu cầu đón khách quốc tế.