Rối loạn tiền đình và biện pháp phòng tránh
Hiện nay, chứng rối loạn tiền đình khá phổ biến và đang có xu hướng gia tăng. Bệnh hay tái phát, làm ảnh hưởng không nhỏ tới công việc, chất lượng cuộc sống. Vì thế, mỗi chúng ta nên trang bị kiến thức và có phương pháp phòng bệnh để giữ sức khỏe cho chính mình và người thân.
Rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn hệ thống thăng bằng của cơ thể. Biểu hiện đặc trưng nhất của rối loạn tiền đình là chóng mặt, hoa mắt, không làm chủ được tư thế, đứng lên ngồi xuống khó khăn, đặc biệt là khi xoay người. Bên cạnh đó, người bệnh còn có triệu chứng buồn nôn, nôn, đau đầu, không tập trung và nhanh quên. Ngoài ra, người mắc rối loạn tiền đình còn có biểu hiện nhịp tim, nhịp thở nhanh, hay hồi hộp, đánh trống ngực, huyết áp cao. Nhiều trường hợp người bệnh bị đau đầu, tay chân tê bì, run rẩy...

Những ngày qua, nắng nóng kéo dài khiến số ca nhập viện do tiền đình tăng cao. Bà Trần Thị Minh, 61 tuổi, ở xã Thiệu Thịnh, huyện Thiệu Hoá bị rối loạn tiền đình lâu năm. Nắng nóng bất thường khiến bệnh của bà càng trở nên nặng hơn. Những cơn chóng mặt, kèm theo hoa mắt, nôn nhiều khiến bà phải nhập viện gấp.
Rối loạn tiền đình thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hoá. Chị Nguyễn Thị Tuyến, ở thành phố Sầm Sơn, năm nay 34 tuổi nhập viện trong tình trạng chóng mặt, đau đầu dữ dội. Chị Tuyến cho biết, 2 năm trước đã bị hiện tượng này. Do các triệu chứng ban đầu còn nhẹ nên chị chủ quan không đi khám mà tự mua thuốc uống. Cho đến khi bệnh tái đi tái lại nhiều lần, cơn đau vượt ngưỡng chịu đựng, chị mới nhập viện.

Các bệnh nhân mắc rối loạn tiền đình thường có triệu chứng ban đầu là chóng mặt. Biểu hiện này thường thoáng qua, khiến người bệnh có tâm lý chủ quan, coi nhẹ. Vì vậy, khi phát hiện có triệu chứng, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời; sử dụng thuốc đúng và đủ liều, nghiêm túc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bác sĩ CKI Trịnh Ngọc Thêm, Trưởng khoa nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, Thanh Hóa
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, mỗi người cần cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, có chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau, củ, quả; hạn chế các đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ… để phòng bệnh. Bên cạnh đó, cần tập thể dục đều đặn, tránh thay đổi tư thế đột ngột; không lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh; giảm thiểu căng thẳng, lo âu; tránh leo trèo cao; không đọc sách báo khi ngồi trên ôtô; ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt.

Những điều cần lưu ý khi ngừng cấp thẻ Bảo hiểm y tế giấy từ 1/6/2025
Từ ngày 1/6, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ thực hiện cấp mới thẻ bảo hiểm y tế giấy đối với các trường hợp không thể cài đặt ứng dụng bảo hiểm xã hội số VssID, định danh điện tử VNeID và không có căn cước công dân có gắn chip.

Thu hồi lô thuốc Femancia của Công ty dược phẩm Medisun
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ban hành công văn thông báo về việc thu hồi trên toàn quốc lô thuốc viên nang cứng Femanicia do Công ty cổ phần dược phẩm Medisun (có trụ sở và nhà máy tại thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương) sản xuất.

Gia tăng số người trẻ tuổi bị rối loạn tâm thần
Xã hội ngày càng phát triển thì áp lực cuộc sống, công việc và học tập ngày càng nhiều, khiến cho số người gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần ngày càng cao. Tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hoá, từ đầu năm đến nay ghi nhận số người trẻ tuổi gồm trẻ em, trẻ vị thành niên và người dưới 30 tuổi đến khám và điều trị các bệnh liên quan tới rối loạn tâm thần ngày càng nhiều.

Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi mới nhất
Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi. Tại hướng dẫn này có một số điểm mới, trong đó có xét nghiệm, phân cấp điều trị…

Bộ Y tế đề xuất về các đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine
Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân về việc Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao tại Việt Nam đạt trên 90%
Theo thông tin từ Bệnh viện Phổi Trung ương, tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao ở nước ta năm 2024 đạt trên 90%, cao hơn tỷ lệ 88% trên toàn cầu.

Ghi nhận hơn 42.000 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 42.400 trường hợp phát ban nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó đã có 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.

Công tác xã hội tại bệnh viện – Nơi nỗi đau được chia sẻ
Đối với lĩnh vực y tế, hoạt động công tác xã hội dù mới phát triển gần đây nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Với những việc làm ý nghĩa, giàu sức lan tỏa, những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện đang bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua khó khăn để chiến đấy với bệnh tật.

Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp
Sáng ngày 25/3, Trung tâm Công tác xã hội – quỹ bảo trợ trẻ em, Sở y tế Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp”.

Thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng
Trung Tâm y tế huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân – Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.