Rong biển có thể thay muối ăn
Muối (natri clorua) là chất dinh dưỡng thiết yếu, tuy nhiên nó thường có mặt với lượng lớn trong các loại thực phẩm chế biến công nghiệp. Tiêu thụ quá nhiều natri sẽ gây căng thẳng cho tim mạch, dạ dày và thận. Các nhà nghiên cứu Fraunhofer đã chỉ ra giải pháp tiềm năng thay thế muối đó là rong biển có vị mặn tự nhiên.

Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), châu Âu tiêu thụ 8-12 gam muối một ngày. Trong khi đó theo khuyến cáo thì lượng muối cần thiết chỉ 5 gram mỗi ngày. Khoảng 77% lượng muối bắt nguồn từ thực phẩm chế biến công nghiệp. Nhóm danh sách gồm các sản phẩm như bánh mì, pho mát, đồ ăn nhẹ, thức ăn sẵn, thịt nguội và xúc xích. Vấn đề lớn nhất là muối góp phần làm tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Những vấn đề khác liên quan đến việc ăn quá nhiều natri gây ra các bệnh như bệnh thận, loãng xương hoặc thậm chí ung thư dạ dày.
Nghiên cứu hương vị và kỹ thuật chế biến
Trong dự án TASTE do EU tài trợ, các nhà nghiên cứu thuộc Fraunhofer IVV đã làm việc với các đối tác từ Iceland, Ireland, Pháp, Tây Ban Nha, Slovenia và Đức để điều tra xem liệu rong biển có thể thay thế cho muối không. Tảo nước mặn có vị mặn tự nhiên và chứa các khoáng chất như kali và magiê, cũng như các yếu tố vi lượng. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, tảo nâu có thể được sử dụng như một loại thay thế muối và giúp giảm hàm lượng muối trong các thực phẩm chế biến công nghiệp.
Cũng như nghiên cứu hương thơm và vị của tảo, các nhà khoa học từ Freising đã phát triển các thành phần thiết yếu trong dây chuyền sản xuất. Viện cũng đã thử nghiệm thành phần rong biển có nguồn gốc trong bánh mì. Nghiên cứu TASTE tập trung vào ba loại tảo nước mặn lớn:Ascophyllum nodosum, saccharina latissimavàfucus vesiculosus. Có nguồn gốc từ châu Âu, những loại tảo nâu có thể được trồng ở những vùng ven biển hoặc được thu hoạch hoang dã.
Cùng với các đối tác, các nhà nghiên cứu IVV đã xác định những chất không chứa trong các loài rong biển. Wimmer giải thích, chúng tôi đã phát triển các quy trình kỹ thuật dựa trên các dữ liệu. Mục đích là để cho ra một sản phẩm tảo mà có thể được xử lý công nghiệp như một chất thay thế muối. Thách thức đó là nghiền tảo nhưng phải bảo toàn những khoáng chất chứa trong đó, đồng thời loại bỏ các chất gây mùi mạnh.
Sau đó các nhà nghiên cứu cho tiếp đất, nấu, làm trắng và sấy khô. Những thiết bị cần thiết có các kích cỡ khác nhau tại trung tâm công nghệ thực phẩm của Viện Freising. Song song với công đoạn này, hai đối tác đã xử lý enzym của tảo. Kết quả là một loại rong biển màu nâu xanh có thể được sử dụng như chất thay thế muối trong tương lai. Wimmer cho biết "Kết quả của nghiên cứu là hai phương pháp đối với các loàiAscophyllum nodosumvàSaccharina latissima, được nghiên cứu trên quy mô thử nghiệm lên đến 400 lít".
Tuy nhiên, muối để làm bánh mì, thịt nguội... thì sao? vị của chúng khi được làm từ rong biển sẽ như thế nào? Liệu chúng có thay đổi độ đặc và hình thức của các sản phẩm không? Chúng vẫn được sản xuất với chất lượng tương tự? Đây là tất cả những gì mà các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm trong các sản phẩm xúc xích, đồ ăn nhẹ, các món súp và nước sốt. Các chuyên gia đã xem xét bánh mì trắng - một trong những thủ phạm lớn nhất có lượng muối vượt quá mức cho phép. Kết luận của họ: màu nâu xanh của bột rong biển rõ ràng vẫn giữ sau khi làm bánh và vị mặn không mạnh như muối, dễ dàng xử lý và có thể giúp giảm hàm lượng muối.
Wimmer cho biết: "Muối không thể được thay thế hoàn toàn: nó như một thành phần cơ bản trong công thức làm bánh, không có gì giống như nó".
Minh Trang( Theo Science Daily)
Dantri.com
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xu hướng tìm kiếm quý II/2025 trên Cốc Cốc
Công ty TNHH Công nghệ Cốc Cốc vừa phát hành Báo cáo xu hướng tìm kiếm quý II/2025, đề cập mối quan tâm của người dùng Việt Nam trên không gian mạng.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị cây trồng
Ứng dụng khoa học - kỹ thuật được xem là một đòi hỏi để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị cây trồng. Chính vì thế, những năm qua, các chủ trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Khoảng 100 chuyên gia đầu ngành sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, có khoảng 100 chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI. Đây là bước đi chiến lược nhằm cụ thể hóa mục tiêu đưa trí tuệ nhân tạo trở thành động lực cốt lõi cho tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa đất nước và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Cảnh báo mưa rào và dông khu vực tỉnh Thanh Hoá chiều tối 09/7
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hoá cánh báo có mưa rào và dông khu vực tỉnh Thanh Hoá chiều tối 09/7. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết số 57
Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số vừa ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết số 57.

Bán thuốc trực tuyến bắt buộc công khai chứng chỉ hành nghề và số điện thoại người tư vấn
Nghị định 163/2025 của Chính phủ yêu cầu bắt buộc các cơ sở kinh doanh dược khi hoạt động trên các ứng dụng hoặc sàn giao dịch thương mại điện tử phải công khai đầy đủ các thông tin pháp lý liên quan.

Trước 1/1/2026, sổ bảo hiểm điện tử sẽ tích hợp trên VNeID
Sổ bảo hiểm xã hội điện tử sẽ chính thức được tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID và dự kiến hoàn thành chậm nhất vào ngày 1/1/2026. Đây là bước tiến quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, mang lại những giá trị thiết thực và tiện ích vượt trội cho người dân trong việc tiếp cận và quản lý các quyền lợi về an sinh xã hội.

Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển hạ tầng thanh toán số
Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực đẩy mạnh phát triển hạ tầng thanh toán số, làm cơ sở để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh chóng, thuận tiện của người dân.

Cảnh báo mã độc nhắm đến hàng trăm ứng dụng ngân hàng trên toàn cầu
Các chuyên gia đã phát hiện một loại mã độc nhắm đến nền tảng Android, mang tên gọi “Godfather”, có khả năng tạo ra một môi trường ảo cách ly trên các thiết bị di động để đánh cắp thông tin đăng nhập tài khoản, chiếm quyền kiểm soát các ứng dụng ngân hàng, tài chính trên thiết bị.

Ứng dụng công nghệ sinh học, phát triển nông nghiệp an toàn
Nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang tích cực ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra những sản phẩm cây trồng, vật nuôi đạt năng suất, sản lượng cao và an toàn thực phẩm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.