rừng đặc dụng
Bảo tồn và phát triển tiềm năng cây dược liệu tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động
Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động nằm trên địa bàn 2 huyện Quan Hóa và Quan Sơn có giá trị đa dạng sinh học rất cao, trong đó có rất nhiều loại cây dược liệu có giá trị. Trước khi Khu bảo tồn được thành lập, tình trạng người dân vào rừng khai thác dược liệu bừa bãi đã làm cho trữ lượng của một số loài bị suy giảm, một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cục bộ. Những năm gần đây, Hạt kiểm lâm Quan Hóa đã phối hợp với các phòng chuyên môn của Chi Cục kiểm lâm tỉnh triển khai một số chương trình, dự án khoa học nhằm bảo tồn phát triển các loại cây dược liệu đặc trưng, bước đầu mang lại thành công nhất định.
Thanh Hóa bảo tồn nguồn gen động vật rừng
Rừng đặc dụng của Thanh Hóa có hệ động vật vô cùng phong phú và đa dạng với 1.811 loài thuộc 241 họ. Tuy nhiên do nạn săn bắt động vật hoang diễn ra phức tạp dẫn đến hệ động vật rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Các Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn Quốc gia trên địa bàn tỉnh đã chủ động nghiên cứu, bảo tồn chăm nuôi sinh sản thành công một số loại động vật hoang dã bản địa để tái thả vào rừng tự nhiên, bảo tồn nguồn gen động vật hoang dã và đa dạng sinh học.
Vườn Quốc gia Cúc Phương 5 năm liên tiếp là Công viên Quốc gia hàng đầu châu Á
Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) năm 2023 đã vinh danh Vườn Quốc gia Cúc Phương là Công viên Quốc gia hàng đầu châu Á. Với kết quả này, Cúc Phương đã có 5 năm liên tiếp được vinh danh là Công viên Quốc gia hàng đầu châu Á.
Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tham gia trồng rừng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân
Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia vừa phối hợp với lực lượng chức năng và người dân huyện Thường Xuân tổ chức trồng rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Chương trình có sự tham gia của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới - H'Hen Niê.
Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng
Sáng 3/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chủ trì hội nghị nghe báo cáo Dự thảo Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Vườn quốc gia Bến En, giai đoạn 2021-2030 và Dự thảo Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và trồng dược liệu trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giai đoạn 2022-2030.
Thanh Hóa bảo tồn đa dạng sinh học rừng đặc dụng
Thanh Hóa có trên 82 nghìn ha rừng đặc dụng chứa đựng tính đa dạng sinh học cao, trong đó có nhiều loài động, thực vật quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã thực hiện thành công nhiều dự án, đề tài nhằm nâng cao tính đa dạng sinh học, qua đó góp phần quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng gắn với việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nguồn gen, cảnh quan và dịch vụ môi trường.
Ngày làm việc thứ 2 phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 11
Sáng 25/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 11/2022 tiếp tục ngày làm việc thứ hai, thảo luận, cho ý kiến vào một số quy định, đề án thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các Ủy viên UBND tỉnh.
Bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản yêu cầu về việc rà soát, giải quyết đề nghị phê duyệt đề cương và dự toán thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân.
Hiệu quả từ chính sách dịch vụ môi trường rừng
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai tại Thanh Hóa từ năm 2012. Sau 10 năm thực hiện, chính sách này đã khẳng định được vai trò, hiệu quả trong công tác bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững, góp phần giữ gìn môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống, cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân.