Bảo tồn và phát triển tiềm năng cây dược liệu tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động
Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động nằm trên địa bàn 2 huyện Quan Hóa và Quan Sơn có giá trị đa dạng sinh học rất cao, trong đó có rất nhiều loại cây dược liệu có giá trị. Trước khi Khu bảo tồn được thành lập, tình trạng người dân vào rừng khai thác dược liệu bừa bãi đã làm cho trữ lượng của một số loài bị suy giảm, một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cục bộ. Những năm gần đây, Hạt kiểm lâm Quan Hóa đã phối hợp với các phòng chuyên môn của Chi Cục kiểm lâm tỉnh triển khai một số chương trình, dự án khoa học nhằm bảo tồn phát triển các loại cây dược liệu đặc trưng, bước đầu mang lại thành công nhất định.
Theo kết quả điều tra, trong phạm vi hơn 624 ha rừng tự nhiên của Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động đã ghi nhận 467 loài cây dược liệu, trong đó có 30 loài dược liệu nguy cấp quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam. Trước đây khi chưa thành lập khu bảo tồn, người dân tự phát vào rừng khai thác cây dược liệu dẫn đến tình trạng suy kiệt về số lượng loài và trữ lượng. Từ khi được thành lập năm 2014 đến nay, Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động đã làm tốt công tác bảo tồn nghiêm ngặt rừng tự nhiên, ngăn chặn triệt để tình trạng người dân vào rừng khai thác cây thuốc. Đơn vị cũng đã tuyên truyền, vận động người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng và khai thác hợp lý các loài cây thuốc ở khu vực vùng đệm. Nhờ vậy, đến nay trong rừng tự nhiên, nhiều loài cây thuốc thân gỗ và thân mộc lan đang mọc tái sinh với số lượng lớn.
Ông Trịnh Quang Tuấn, Trưởng phòng Bảo tồn thiên nhiên, Chi Cục kiểm lâm Thanh Hóa, cho biết: "Từ khi thành lập Khu bảo tồn, công tác bảo vệ rừng được thực hiện nghiêm ngặt nên hệ thực vật, nhất là cây dược liệu tái sinh mạnh mẽ. Trong đó là các loài cây thân mộc và đặc biệt là các loại dược liệu đặc hữu như thông Pà Cò, lam kim tuyến, tắc kè đá…"
Để bảo tồn và phát huy giá trị của cây dược liệu gắn với tạo sinh kế cho người dân, năm 2021 Hạt kiểm lâm Quan Hóa cũng đã phối hợp với Chi cục kiểm lâm tỉnh triển khai dự án "Thực hiện mô hình trồng 3 loài cây thuốc dưới tán rừng nhằm bảo tồn nguồn gen một số loài dược liệu phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai thổ nhưỡng". Ba loài cây dược liệu được lựa chọn gồm ngũ gia bì, khúc khắc, và huyết đằng. Đây là những loài dược liệu bản địa, phân bố rộng trong rừng tự nhiên nhưng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Mô hình này được thực hiện tại bản Bâu, xã Nam Động, huyện Quan Hóa với tổng diện tích 1,5ha dưới tán rừng trồng. Nguồn giống được cán bộ kỹ thuật thu hái và nhân giống tại chỗ.
Ông Lê Văn Sơn, Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Trong quá trình nhân giống từ tự nhiên, chúng tôi tiến hành cắt hom, chọn những cành bánh tẻ không già không non, cây không bị sâu bệnh để làm giống. Trong quá trình nhân giống tạo ra các khúc hom từ 12-25cm đưa vào môi trường ẩm, phun thuốc kích rể. Khi phát triển tốt chúng tôi đóng bầu để ra trồng tại mô hình".
Sau 3 năm trồng thử nghiệm, kết quả cho thấy các loại cây dược liệu này dễ trồng, dễ chăm sóc và sinh trưởng rất tốt dưới tán rừng trồng. Hai loại cây ngũ gia bì và huyết đằng sau hơn 2 năm trồng đã bắt đầu có thể thu hoạch làm nguyên liệu hoặc làm giống. Hiện nay, khúc khắc và huyết đằng tươi đang có giá giao động từ từ 90-100 nghìn/1kg. Theo tính toán của Hạt kiểm lâm Quan Hóa, với diện tích 1,5 ha trồng cây dược liệu khúc khắc, huyết đằng và ngũ gia bì phân tán dưới tán rừng, có thể cho thu hoạch khoảng 150kg dược liệu, giá trị khoảng 15 triệu đồng. Hiện nay, vùng đệm của Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động đang có trên 1000 ha rừng trồng, đây là tiềm năng lớn để phát triển mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng.
Ông Trịnh Quang Tuấn, Trưởng phòng Bảo tồn thiên nhiên, Chi Cục kiểm lâm Thanh Hóa. cho biết: "Chi cục kiểm lâm chỉ đạo hạt kiểm lâm Quan Hóa tăng cường tuần tra bảo vệ rừng đặc dụng; thực hiện tốt công tác tuyên truyền bảo vệ, bảo tồn các loài cây thuốc, nhất là các loài quý hiếm; thu hái cây thuốc ở vùng đệm hợp lý và đảm bảo tính bền vững; xây dựng mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng. Sau khi đánh giá hiệu quả mô hình sẽ nhân rộng ra vùng đệm".
Từ thành công ban đầu, Hạt kiểm lâm Quan Hóa sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng tự nhiên và rừng sản xuất ở Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiểm Nam Động, góp phần bảo tồn và phát triển các loại được liệu quý, đồng thời tạo sinh kế góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân vùng lõi và vùng đệm của khu bảo tồn, giúp người dân yên tâm bám rừng, giữ rừng.
Dự báo thời tiết 21/11/2024: Thanh Hóa và nhiều tỉnh miền Trung mưa lớn
Dự báo thời tiết 21/11/2024, các tỉnh miền Trung hứng chịu mưa lớn diện rộng, khu vực Thanh Hóa cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh
Ban chỉ huy Quân sự huyện Thường Xuân, phối hợp với Ban Công binh Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh tại xã Tân Thành.
Cảnh báo, dự báo sóng lớn trên vùng biển Thanh Hóa
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông, vùng biển ven bờ Thanh Hoá có gió Đông Bắc cấp 4, ngoài khơi cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.
Nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình là giải pháp quan trọng để thực hiện Chính phủ điện tử, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Chính phủ và các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, hướng tới đạt được mục tiêu đề ra.
Kiểm soát tải trọng phương tiện ngay từ đầu mỏ khai thác
Để nâng cao hiệu quả kiểm soát tải trọng phương tiện, Công an huyện Nông Cống đã tăng cường ngăn chặn, xử lý ngay tại các khu vực khai thác, bãi mỏ hay điểm tập kết hàng hoá.
Phấn đấu năm 2025 phủ sóng tất cả vùng lõm viễn thông
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, từ tháng 1 đến tháng 9/2024, Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng 316 thôn chưa có sóng di động, nâng tổng số thôn đã phủ sóng từ năm 2021 đến tháng 9/2024 là 2.549/3.310 thôn. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn 761 thôn chưa có sóng viễn thông, chủ yếu là các thôn bản đặc biệt khó khăn.
Phát huy vai trò người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa
Những năm qua, ở miền núi Thanh Hóa, lực lượng người uy tín có những đóng góp quan trọng nhằm đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số một cách kịp thời. Họ là những tấm gương sáng trong mọi phong trào, là “điểm tựa” của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Người dân gửi ngân hàng gần 7 triệu tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân tính đến hết tháng 8 đạt gần 7 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023. So với cuối tháng 7 năm nay, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân đến cuối tháng 8 tăng trên 86.000 tỷ đồng.
Áp thấp nhiệt đới từ cơn bão số 9 đã suy yếu thành một vùng áp thấp
Sáng sớm ngày 20/11, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 9) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa.
Vĩnh Lộc: Tập huấn nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy năm 2024
Để chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2025 – 2030, sáng ngày 19/11, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tổ chức hội nghị bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.