Sabeco, Habeco "bốc hơi" hàng nghìn tỷ đồng trong 1 ngày
Với tình trạng giá cổ phiếu giảm sâu, trong ngày hôm qua, giá trị vốn hoá của Sabeco "bốc hơi" tới 5.132 tỷ đồng và thiệt hại của Habeco cũng ở mức 301 tỷ đồng.
Diễn biến thị trường trở nên tệ hơn trong phiên giao dịch chiều qua (18/2). VN-Index lùi sâu và có lúc xuống mức 926,6 điểm trước khi đóng cửa tại 927,93 điểm, ghi nhận mất 6,84 điểm, tương ứng 0,73%.
Trong khi đó, HNX-Index dù giữ được trạng thái tăng nhưng đã thu hẹp biên độ so với phiên sáng. Chỉ số sàn Hà Nội kết phiên với mức tăng 0,51 điểm tương ứng 0,46% lên 110,07 điểm; UPCoM-Index giảm nhẹ 0,01 điểm tương ứng 0,02% còn 56,25 điểm.

Nhấn để phóng to ảnh
Cổ phiếu hai "ông lớn" ngành bia diễn biến tiêu cực trong phiên 18/2
Khối lượng giao dịch đạt 187,75 triệu cổ phiếu trên HSX tương ứng tổng giá trị giao dịch là 3.549,05 tỷ đồng và con số này trên HNX là 28,49 triệu cổ phiếu tương ứng 402,41 tỷ đồng. Thị trường UPCoM có 8,82 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 116,75 tỷ đồng.
Xét trên bình diện thị trường chung, số lượng mã tăng - giảm khá cân bằng, thậm chí có phần nghiêng về các mã tăng giá. Cụ thể, có tổng cộng 334 mã tăng, 47 mã tăng trần so với 313 mã giảm và 38 mã giảm sàn.
Tuy vậy, chỉ số chính VN-Index lại bị chi phối bởi tình trạng giảm điểm tại một số cổ phiếu vốn hoá lớn.
Trong phiên hôm qua, cổ phiếu hai “ông lớn” ngành bia giảm giá mạnh. Trong khi SAB của Sabeco giảm 8.000 đồng xuống còn 178.000 đồng/cổ phiếu thì BHN của Habeco cũng giảm 1.300 đồng còn 61.000 đồng/cổ phiếu.
Với diễn biến này, giá trị vốn hoá của Habeco trong một ngày giảm 301,34 tỷ đồng và giá trị vốn hoá Sabeco cũng “bốc hơi” 5.130,2 tỷ đồng.
Cùng với đó, các cổ phiếu có giá trị vốn hoá hàng đầu sụt giá cũng gây áp lực mạnh lên VN-Index. VIC giảm 3.500 đồng; VNM giảm 2.000 đồng, GAS giảm 1.300 đồng; VRE giảm 850 đồng còn 30.550 đồng; VHM giảm 700 đồng còn 86.000 đồng.
ROS tiếp tục giảm sàn xuống 7.970 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh đạt 6,7 triệu đơn vị, cuối phiên không hề có dư mua nhưng vẫn còn dư bán giá sàn hơn 295 nghìn đơn vị.
Theo đó, chỉ riêng VIC đã lấy đi của VN-Index 3,44 điểm. Tác động tiêu cực từ SAB là 1,49 điểm; từ VNM là 1,01 điểm; từ GAS là 0,72 điểm và từ VHM là 0,68 điểm.
Chiều ngược lại, những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index là BID, FPT, MWG, VPB, CTG… Tuy nhiên, các mã này không thể làm thay đổi được cục diện chung của thị trường.
Chuyên gia phân tích của BVSC nhận định, sau khi xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ gần 930-932, VN-Index dự báo có thể lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 920-925 điểm trong phiên ngày hôm nay (19/2). Chỉ số được kỳ vọng sẽ có phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại khi tiếp cận vùng hỗ trợ này.
Ngoài ra, nhóm phân tích cũng lưu ý rằng, thị trường có thể bị biến động mạnh trong 2 phiên giữa tuần do ảnh hưởng từ hoạt động đáo hạn hợp đồng tương lai VN30F2002 diễn ra vào thứ 5 tới.
Về tổng thể, BVSC cho rằng thị trường sẽ vẫn dao động trong kênh giá đi ngang được giới hạn bởi cận dưới 920-925 điểm và cận trên 938-943 điểm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong kịch bản tiêu cực, cận dưới của kênh giá bị xuyên thủng, chỉ số sẽ giảm về vùng hỗ trợ mạnh có tính quyết định xu thế ngắn hạn tiếp theo nằm tại 898-905 điểm.
Trên cơ sở đó, nhóm phân tích khuyến nghị duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục ở mức 30-35% cổ phiếu.
Nhà đầu tư đang nắm giữ vị thế tiền mặt lớn có thể xem xét mở vị thế mua tại vùng hỗ trợ 920-925 điểm. Tập trung vào nhóm cổ phiếu ngân hàng, công nghệ thông tin và một số cổ phiếu bluechips cơ bản tốt nhưng giá đang giảm về các vùng hỗ trợ ngắn hạn.
Mai Chi/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đất nông nghiệp được thí điểm làm nhà ở thương mại
Nghị quyết 171 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4.

Cục Thuế siết chặt giám sát hóa đơn
Cục Thuế vừa ban hành thông báo chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định số 70/2025 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020 về hóa đơn, chứng từ.

Thanh Hóa: Nhiều loài thủy sản bị suy giảm tới 80 – 90%
Theo ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, nhiều loại thủy sản trên địa bàn tỉnh bị suy giảm tới 80 – 90%, thậm chí sắp tuyệt chủng như cá trê vàng, cá ngát, ốc nhồi, ếch đồng, tôm càng… Nhiều loài cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như cá mòi cờ hoa và cá mòi cờ chấm cũng đang dần trở nên hiếm gặp. Nguyên nhân chính là do khai thác quá mức và sử dụng các phương pháp khai thác tận diệt.

Thanh Hóa còn 8 đơn vị chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công
Hiện nay tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa đang cao hơn 7,4% so với bình quân chung cả nước, nhiều chủ đầu tư có tiến độ giải vốn cao. Tuy nhiên vẫn còn 8 đơn vị vẫn chưa thực hiện giải ngân vốn.

Quý I/2025, Thanh Hóa chi 12.000 tỷ đồng từ ngân sách
Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa, tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong quý I/2025 ước đạt hơn 12.000 tỷ đồng, tương ứng 22,4% dự toán cả năm và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024.

Kinh tế tư nhân còn nhiều rào cản để phát triển
Kinh tế tư nhân mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Mặc dù thời gian qua, các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương đã có nhiều cải cách tích cực để hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển, song các doanh nghiệp tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và bền vững.

Thanh Hóa: Thu ngân sách đạt hơn 12.500 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù chịu tác động từ nhiều yếu tố, thu ngân sách nhà nước quý I/2025 của tỉnh Thanh Hóa vẫn đạt trên 12.500 tỷ đồng.

Ngành thép cần chủ động ứng phó với chính sách mới từ EU
Theo Bộ Công thương, trước những thay đổi chính sách sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) đối với ngành thép và kim loại, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần sớm rà soát lại quy trình sản xuất, xuất khẩu và chuẩn bị kịch bản ứng phó phù hợp.

Đề xuất giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách mới đây, các đại biểu Quốc hội đề nghị giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa so với mức hiện hành để khuyến khích khu vực này phát triển.

Đề xuất thêm ưu đãi cho nhà ở xã hội
Tại dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nhiều ưu đãi mới cho doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội đã được đề xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.