Sắc màu rực rỡ của phiên chợ Tết xưa
Mặc dù còn 1 tháng nữa mới đến Tết nguyên đán cổ truyền 2025, tuy nhiên những ngày này, tại thành phố Thanh Hóa, không khí Tết đang dần hiện lên với những sắc màu rực rỡ của những phiên chợ Tết xưa được phục dựng lại ngay giữa lòng phố thị sôi động, nhộn nhịp.
Chợ Tết từ xưa đến nay không chỉ là nơi để trao đổi buôn bán mà còn là một bức tranh tái hiện văn hoá màu sắc bao đời của người Việt. Chợ Tết khơi gợi những kỷ niệm xưa cũ cho thế hệ ông bà bố mẹ và giáo dục cho con trẻ những giá trị truyền thống. Bởi thế, những phiên chợ Tết vẫn luôn là một phần quan trọng trong không gian văn hóa Tết Việt.
Với mong muốn mang không khí và sắc màu chợ Tết đến với mọi người sớm hơn, Tập đoàn An Dược đã dựng khung cảnh chợ Tết ngay tại thành phố Thanh Hóa để mọi người dân có thể đến tham quan, trải nghiệm. Chợ Tết với những nếp sinh hoạt truyền thống vẫn có sức hấp dẫn với mọi người. Một số mặt hàng được bày bán ở khu chợ Tết nhận được sự quan tâm của khách tham quan.
Chợ Tết ở một phương diện nào đó là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa cổ truyền của dân tộc. Mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng riêng biệt. Nét văn hóa ấy có thể ẩn trong phương cách đi chợ, có thể ẩn trong hàng hóa, trong tâm thức người đến chợ. Và hơn hết là được chứng kiến sự thân tình, hòa nhã, sự chân chất, mộc mạc của cả người bán và người mua.
Chia sẻ về mục đích, ý nghĩa khi tổ chức chợ Tết chị Nguyễn Thị Thủy – Chủ tịch Tập đoàn An Dược cho biết: "Tập đoàn An Dược tổ chức lễ hội xuân Tết trên quê hương 2025 nhằm mang lại giá trị về văn hóa, mang lại một Tết cổ truyền ấm áp yêu thương và nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống của người Việt Nam. mỗi một gian hàng ở đây thì sẽ có một giá trị riêng, đều mang khoảnh khắc đâu đấy giá trị con người của người dân Việt Nam".
Ở thành thị, khung cảnh chợ Tết phục dựng thường sẽ hiện đại hơn nhưng vẫn có nét chung của một phiên chợ xuân ấm áp phong vị truyền thống. Vẫn là những mặt hàng phục vụ Tết như thực phẩm, đồ uống, nông sản, và đồ trang trí... cùng với một số hoạt động văn hoá cho con trẻ như: góc gói bánh Chưng, nặn Tò he… Tất cả cộng hưởng thành một bức tranh xuân đầy màu sắc và tình thân.
Chị Thùy Dung ở thành phố Thanh Hóa chia sẻ: "Hôm nay, mình và con gái của mình rất vui khi được tham gia chợ Tết và tham quan các gian hàng Tết, và qua đây mình cũng mong là con mình sẽ thêm hiểu và thêm yêu Tết cổ truyền của dân tộc".
Nhịp sống hiện đại đã mang đến những cái Tết khác nhau, cách chơi Tết khác nhau. Dẫu vậy, người Việt vẫn đi chợ Tết với mong muốn được hòa mình vào không gian văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ở đó, người ta bày tỏ khát vọng về một cuộc sống ấm no, sung túc. Ở đó, người ta tìm thấy những giá trị tinh thần to lớn trong nét bình dị, chân chất của phiên chợ truyền thống. Tết vì thế cũng thêm phần ý vị và rực rỡ sắc màu hơn…
Khai mạc lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê - Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng ngày 02/02 (tức mùng 5 tháng Giêng), thành phố Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê - Xuân Ất Tỵ 2025. Đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Thanh Hóa tới dự.
Chùa Cảnh Yên
Nằm trên dãy đồi Sóc thuộc vùng giáp ranh giữa thị trấn Kim Tân và xã Thành Tân, huyện Thạch Thành, chùa Cảnh Yên được xây dựng dưới triều Vua Lê Thánh Tông. Ngôi chùa nằm ở một vị trí tuyệt đẹp, “sơn thủy hữu tình”, mặt tiền hướng ra sông Bưởi. Dù vậy, do sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự tàn phá của chiến tranh, đến những năm cuối thế kỷ 20, ngôi chùa đã bị phá hủy hoàn toàn.
Du lịch Việt Nam khởi sắc đầu năm
Những ngày đầu tiên của năm mới Ất Tỵ, du lịch Việt Nam đã khởi sắc với lượng khách tăng cao tại nhiều điểm du lịch trên cả nước.
Bản hùng ca mùa xuân
Nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tổ chức chương trình Chính luận nghệ thuật: Bản hùng ca mùa xuân.
Các điểm đến tâm linh thu hút du khách dịp đầu năm mới
Những ngày đầu năm mới, các điểm di tích gắn với hoạt động tín ngưỡng tâm linh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, vãn cảnh. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị, nên đến nay hoạt động lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, đúng quy định, được du khách thập phương đánh giá cao.
Trình diễn Nghệ thuật thư pháp Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng ngày 01/02 (tức ngày mồng 4 tháng Giêng, năm Ất Tỵ) tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổ chức chương trình Văn nghệ, thư pháp và cho chữ đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Dự chương trình có các đồng chí: Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Thanh Hóa; Lê Trọng Thụ - Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo thành phố Thanh Hóa.
Sôi nổi Hội vật truyền thống Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng ngày 1/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán), xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa đã tổ chức Hội vật truyền thống chào mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn du khách ngày đầu xuân
Đã thành truyền thống, cứ vào ngày mồng 4 Tết, Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh lại tổ chức lễ khai hội Xuân chào đón năm mới. Trong những ngày Tết Nguyên đán vừa qua, Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh đã trở thành điểm đến hấp dẫn của mỗi du khách để tri ân, hướng về nguồn cội và cầu mong những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Sôi động các điểm vui chơi, du lịch tâm linh đầu năm mới
Trong ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều địa điểm vui chơi, các khu du lịch tâm linh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã thu hút khá đông người dân và du khách đến thăm quan, lễ bái. Đặc biệt, thời tiết hôm nay ấm áp, thuận lợi cho du khách vãn cảnh, khám phá các điểm du lịch.
Tiếng cồng gọi xuân
Đối với đồng bào người Thái ở xứ Thanh, ngoài những điệu khặp mượt mà trữ tình, những điệu múa xòe uyển chuyển hay những bước nhảy sạp rộn ràng, người Thái còn có một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần, đó chính là văn hóa cồng chiêng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.