Sai lầm trong chăm sóc dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thấp còi ở trẻ
(TTV) - Thanh Hoá là 1 trong 15 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi cao nhất cả nước. Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ do nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn đều do cách chăm sóc dinh dưỡng chưa hợp lý.
![]() |
Bé gái (trong ảnh trên) đã hơn 16 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 8kg, cao 70cm. Bé bị suy dinh dưỡng thể thấp còi độ 1. Đánh giá về tình trạng thấp còi của bé, bác sỹ dinh dưỡng cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là: cai sữa và cho ăn dặm quá sớm, quá nhiều; không đảm bảo cơ cấu bột đường, đạm, vitamin và khoáng chất khiến bé bị thiếu vi chất dinh dưỡng trong 1 thời gian dài. Bên cạnh đó, bé không được đảm bảo nguồn dầu, mỡ trong bữa ăn để giúp hấp thụ các loại vitamin.
![]() |
![]() |
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong quá trình nuôi con, rất nhiều bà mẹ lúng túng, thậm chí mắc phải không ít sai lầm khi nuôi con nhỏ. Như việc không cho trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và không được bú mẹ đến ít nhất đủ 24 tháng. Trẻ được ăn dặm quá sớm. Bữa ăn bổ sung của trẻ đơn điệu, không cân đối các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu. Thói quen sử dụng dầu thực vật thay thế hoàn toàn mỡ động vật. Nêm gia vị cho trẻ trước 1 tuổi. Chế biến thực phẩm sai cách làm mất chất dinh dưỡng. Kéo dài thời gian cho mỗi bữa ăn của trẻ. Những sai lầm này thường dẫn đến tình trạng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.
![]() |
Bác sỹ Vũ Thị Trang, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết: Nhiều trẻ thấp còi được đưa đến phòng khám dinh dưỡng. Qua khai thác cho thấy các mẹ vướng nhiều sai lầm. Các bé cần tới 5ml chất béo mỗi bữa ăn, cần cả dầu thực vật và mỡ động vật để giúp hấp thụ dưỡng chất và phát triển, nhưng nhiều mẹ chỉ bổ sung dầu thực vật và lượng bổ sung rất ít chỉ một vài giọt. Bữa ăn của bé chỉ nên kéo dài 30 – 40 phút nhưng nhiều phụ huynh cho con ăn hon 1 tiếng mỗi bữa làm ảnh hưởng đến bữa an tiếp theo.
![]() |
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa. Để đảm bảo trẻ phát triển toàn diện, phòng tránh và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ, phụ huynh cần lưu ý nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời và cho bé bú mẹ đến ít nhất 24 tháng. Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, phụ huynh cần lưu ý cho trẻ ăn uống đa dạng dưỡng chất. Việc vận động giúp tiêu hao năng lượng hiệu quả và hỗ trợ cho trẻ tăng trưởng khỏe mạnh. Biếng ăn do tâm lý là một trong những loại biếng ăn khó điều trị nhất và gây hệ quả lâu dài. Thay vì ép bé ăn thì nên tạo bầu không khí vui vẻ và luôn sáng tạo các món ăn mỗi ngày để kích thích bé ăn tự nhiên./.
Thùy Dung – Cao Tùng/Bản tin Thanh Hóa ngày mới 5.6
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi mới nhất
Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi. Tại hướng dẫn này có một số điểm mới, trong đó có xét nghiệm, phân cấp điều trị…

Bộ Y tế đề xuất về các đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine
Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân về việc Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao tại Việt Nam đạt trên 90%
Theo thông tin từ Bệnh viện Phổi Trung ương, tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao ở nước ta năm 2024 đạt trên 90%, cao hơn tỷ lệ 88% trên toàn cầu.

Ghi nhận hơn 42.000 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 42.400 trường hợp phát ban nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó đã có 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.

Công tác xã hội tại bệnh viện – Nơi nỗi đau được chia sẻ
Đối với lĩnh vực y tế, hoạt động công tác xã hội dù mới phát triển gần đây nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Với những việc làm ý nghĩa, giàu sức lan tỏa, những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện đang bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua khó khăn để chiến đấy với bệnh tật.

Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp
Sáng ngày 25/3, Trung tâm Công tác xã hội – quỹ bảo trợ trẻ em, Sở y tế Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp”.

Thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng
Trung Tâm y tế huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân – Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh lao
Ngày 24/3 là Ngày Thế giới phòng chống lao. Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 11/30 quốc gia có số người mắc lao cao nhất trên thế giới. Cơ chế lây nhiễm của bệnh lao rất nguy hiểm vì vi khuẩn lao có thể lây truyền qua không khí, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Vì vậy, phát hiện sớm, điều trị kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây cho cộng đồng, là biện pháp kiểm soát và ngăn chặn bệnh lao tốt nhất.

Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa lần đầu tiên phẫu thuật nội soi u phổi
Dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện K, lần đầu tiên Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện ca phẫu thuật loại bỏ u phổi cho bệnh nhân bằng phương pháp nội soi. Đây là một kỹ thuật khó, hiện rất ít bệnh viện tuyến tỉnh trên cả nước thực hiện được.

Thanh Hóa: Gần 21.000 liều vắc xin được phân bổ để tiêm chiến dịch phòng sởi
Số ca mắc sởi đang gia tăng mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Để kiểm soát, khống chế dịch bệnh, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các địa phương tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi. Thanh Hóa đã tiếp nhận và phân bổ gần 21.000 liều vắc xin phòng sởi cho Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã, để tổ chức tiêm chiến dịch.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.