ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Sản phụ cần làm gì để bảo vệ con trước virus gây bệnh gan nguy hiểm?

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng do virus viêm gan B tấn công gan và có thể gây ra viêm gan cấp và viêm gan mạn tính.

28/12/2020 10:02

Ước tính có hơn 686.000 người chết mỗi năm do biến chứng của bệnh viêm gan B, bao gồm xơ gan và ung thư gan.

 Viêm gan B cấp tính hầu hết diễn biến âm thầm. Một số người có thể gặp các triệu chứng như: vàng da - vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn và đau bụng. Một số ít bệnh nhân có thể tiến triển thành suy gan cấp tính, dẫn đến tử vong.

 

Sản phụ cần làm gì để bảo vệ con trước virus gây bệnh gan nguy hiểm? - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Theo Ths.Bs Nguyễn Hương Trà - Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội - Viêm gan B cấp tính trong thai kỳ thường là không nghiêm trọng và không liên quan đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ thai bất thường, do đó không cần phải cân nhắc đình chỉ thai nghén.

Trong khi đó, viêm gan B mạn tính dù không ảnh hưởng nhiều đến thai kỳ, nhưng tình trạng của sản phụ có thể nặng lên trong thai kỳ nếu viêm gan B mạn tính gây xơ gan hoặc tổn thương gan.

Đáng chú ý, mẹ mắc viêm gan B có thể lây truyền sang con ngay trong tử cung, khi sinh hoặc sau sinh.

 

Sản phụ cần làm gì để bảo vệ con trước virus gây bệnh gan nguy hiểm? - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

"Tỷ lệ nhiễm viêm gan B ở trẻ bú mẹ đã mắc bệnh có thể lên tới 90%, nếu trẻ không nhận được bất cứ hình thức dự phòng nào. Trong khi đó, việc dự phòng lây truyền mẹ sang con có thể làm giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm Viêm gan B từ 90% xuống còn 5%", BS Trà nhận định.

Do đó, theo chuyên gia này, việc dự phòng lây nhiễm viêm gan B sang con ở sản phụ mắc bệnh là đặc biệt quan trọng.

Biện pháp dự phòng trong quá trình mang thai

Theo BS Khi mang thai, sản phụ cần chú ý những xét nghiệm sau để kịp thời phát hiện viêm gan B và theo dõi diễn tiến bệnh (nếu mắc):

- Làm xét nghiệm HBsAg cho lần khám thai đầu tiên.

- Làm xét nghiệm lại cuối thai kỳ cho những người có nguy cơ cao nhiễm virus viêm gan B.

 

Sản phụ cần làm gì để bảo vệ con trước virus gây bệnh gan nguy hiểm? - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

- Làm xét nghiệm định lượng virus hoặc đếm tải lượng virus ở tuổi thai 24-28 tuần và 36 tuần trước khi sinh, nếu mẹ nhiễm viêm gan B mạn tính.

Sản phụ có định lượng HBsAg cao hoặc nồng độ HBV - DNA cao nên được điều trị kháng virus, để làm giảm nguy cơ lây truyền mẹ con và nguy cơ bệnh gan tiến triển trong quá trình mang thai.

Biện pháp dự phòng sau khi sinh

Tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ

WHO và các hiệp hội sản phụ khoa các nước đều khuyến cáo tất cả trẻ em đều cần được tiêm vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt, trong vòng 24h sau khi sinh.

 

Sản phụ cần làm gì để bảo vệ con trước virus gây bệnh gan nguy hiểm? - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

Vắc xin có hiệu quả 95% trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng và sự phát triển của bệnh ung thư và viêm gan mạn tính do virus viêm gan B; bảo vệ ít nhất là 20 năm và có thể là suốt đời. WHO không khuyến cáo tiêm chủng nhắc lại cho người đã hoàn thành lịch trình tiêm chủng 3 liều

Tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ

Bên cạnh vắc xin, trẻ sơ sinh có mẹ bị viêm gan B được khuyến cáo tiêm huyết thanh HBV càng sớm càng tốt trong vòng 12h sau khi sinh. Sau đó tiêm thường quy loạt 3 liều vắc xin HBV tái tổ hợp trong 6 tháng đầu đời.

"Theo khuyến cáo của CDC và WHO, tất cả những bà mẹ nhiễm HBV đều được khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, do những lợi ích mang lại vượt trên nguy cơ lây truyền virus qua sữa mẹ", BS Trà nhấn mạnh.

Minh Nhật/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Gia tăng bệnh nhân đột quỵ mùa nắng nóng

Gia tăng bệnh nhân đột quỵ mùa nắng nóng

18:05 , 11/05/2025

Khoảng 2 tuần qua, kể từ khi thời tiết chuyển sang nắng nóng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá ghi nhận số lượng người bệnh nhập viện do đột quỵ tăng. Các bác sĩ cảnh báo, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè

Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè

10:03 , 11/05/2025

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Thanh Hoá ghi nhận 973 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 18 ca mắc, nghi mắc sốt xuất huyết, 27 ca tay chân miệng, 6 ca ho gà... Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi-rút phát triển, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Do vậy, việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Triển khai đợt cao điểm phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Triển khai đợt cao điểm phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

09:58 , 11/05/2025

Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm mới được tổ chức, Bộ Y tế đề nghị tất cả các tỉnh, thành phố triển khai đợt cao điểm từ nay đến hết tháng 5/2025 để đấu tranh phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả.

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng

18:09 , 10/05/2025

Sáng ngày 10/5, Sở Y tế phối hợp với Hội điều dưỡng tỉnh Thanh Hóa tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 và Hội nghị cập nhật kiến thức trong thực hành lâm sàng, quản lý điều dưỡng.

Cần siết chặt an toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện

Cần siết chặt an toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện

21:15 , 09/05/2025

An toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân; phục vụ trực tiếp cho cán bộ, nhân viên công tác tại bệnh viện và người nhà bệnh nhân. Thế nhưng, hiện nay, tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, vấn đề này chưa được coi trọng, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, lây nhiễm chéo và phát sinh các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Bảo vệ sức khỏe người bệnh trong thời tiết nắng nóng

Bảo vệ sức khỏe người bệnh trong thời tiết nắng nóng

20:11 , 08/05/2025

Mùa hè năm nay được dự báo sẽ nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiều giải pháp phòng tránh nắng nóng, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa

07:42 , 08/05/2025

Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Cần 25.000 tỷ đồng mỗi năm để khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân

Cần 25.000 tỷ đồng mỗi năm để khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân

07:39 , 08/05/2025

Theo Bộ Y tế, định hướng từ năm 2026 đến năm 2030, toàn bộ người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm, ước tính chi phí khoảng 25.000 tỷ đồng cho 100 triệu dân.

6 ca ghép mô, tạng được thực hiện thành công trong kỳ nghỉ lễ

6 ca ghép mô, tạng được thực hiện thành công trong kỳ nghỉ lễ

07:17 , 07/05/2025

Ngay trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công 6 ca ghép mô, tạng từ người hiến chết não, giúp nhiều bệnh nhân nguy kịch hồi sinh sự sống.

Bệnh nhi nhập viện tăng mạnh sau kỳ nghỉ  lễ

Bệnh nhi nhập viện tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ

23:05 , 06/05/2025

Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, số lượng bệnh nhi đến khám, điều trị sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tăng mạnh. Bệnh viện đã phải bố trí thêm phòng khám và tăng cường nhân lực cho các khoa trọng điểm để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh.