Đường dây nóng: 0237 3721150

Sáp ong trên váy nhuộm tràm tôn thêm vẻ đẹp của phụ nữ Dao Sơn La ngày xuân

Trong những ngày xuân, vẻ đẹp của chị em phụ nữ Dao Tiền ở đây càng như được tôn thêm bởi những chiếc váy nhuộm tràm chấm sáp ong.

16/02/2021 15:52

Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao tiền ở Sơn La không chỉ đẹp bởi những hình hoa văn, hoạ tiết được thêu thùa tỉ mẩn, mà còn rất đặc sắc khi được chấm sáp ong nhuộm chàm.

Để có được chiếc váy chấm sáp ong đẹp mắt, đầu tiên người phụ nữ Dao sẽ chọn mua những tấm vải màu trắng, hay còn được gọi là (tồm đia) theo cách gọi của đồng bào Dao Sơn La. Đây là loại vải được dùng để thêu thùa, khâu váy áo, khổ vải rộng 40 cm, độ dày vừa phải. Tấm vải được cắt thành từng mảnh dài khoảng 45 cm. Vải sau khi cắt được đặt lên bề mặt phẳng là chiếc bàn đá, sau đó dùng nanh lợn rừng mài cho miếng vải phẳng, mịn đều, sau đó dải lên lò taoz (cái nia) để tạo hình hoa văn.

Theo bà Triệu Thị Mụi, Tiểu khu Sao Đỏ 2, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, chiếc váy đẹp hay không phụ thuộc vào 2 công đoạn đó là: vải phải được mài thật mịn để khi chấm sáp không bị thấm xuống phía dưới, và kỹ thuật nhuộm chàm. "Để làm được chiếc váy theo đúng trang phục truyền thống của người Dao tiền, quan trọng nhất là miếng vải phải được mài phẳng, mịn và khít. Khi chấm sáp ong mới dính tốt và không bị bong chóc và tránh được màu sắc không đồng đều sau khi nhuộm ”, bà Mụi cho biết thêm.

Dụng cụ để chấm sáp ong gồm: Dụ pơi (một que tre nhỏ được vót nhọn đầu), vè (một que tre nhỏ gắn thanh sắt nhỏ tạo hình chữ T), chùn thố (Hai ống tre to và nhỏ) và phong tháo (Một que tre nhỏ được gắn sắt ở đầu). Sáp chấm phải là sáp ong khoái. Đây là nguyên liệu chính để tạo ra màu sắc hoa văn là màu trắng.

Trước khi chấm, sáp ong được đun nóng chảy trên một chiếc đĩa đặt phía trên than củi. Nhằm tránh hoạ tiết sau khi chấm không đồng đều, thì sáp ong nhất thiết phải luôn được đun nóng chảy ở nhiệt độ vừa phải. Đầu tiên dùng vè để tạo hình tam giác trên tấm vải, sau đó dùng dụ pơi chấm phía trong tam giác; phong tháo dùng  để tạo các đường viền của các hình tam giác nhọn và chùn thố dùng để chấm hình đồng tiền xu. Đây là bước sau cùng để hoàn chỉnh bộ hoa văn trước khi miếng vải được nhuộm chàm.

Bà Đặng Thị Xuân, ở bản Suối Sìn, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, đã hơn 40 năm duy trì nghề chấm sáp ong trên trang phục của đồng bào Dao tiền chia sẻ: để hoàn thiện một chiếc váy phải mất thời gian gần 2 tháng. Không phải chỉ chấm xong sáp là đã có thể khâu, ghép thành váy được. Mà công đoạn ngâm, luộc vải trong nước nóng và đặc biệt ngâm chàm cũng đòi hỏi sự công phu, và mất nhiều thời gian. Những miếng vải lần lượt được ngâm vào nước chàm để ngấm đều màu, sau đó phơi ở nơi mát đến khô thì mới đem ra phơi nắng. Công đoạn này lặp đi lặp lại  6-7 lần. Đến khi miếng vải co hết cỡ, và đặc biệt những hoạ tiết được chấm từ sáp ong nổi đều màu trắng trên bề mặt tấm vải chàm, có màu xanh tím than thì lúc đó mới ghép thành một chiếc váy hoàn chỉnh: “Miếng vải khi chấm xong phải đem luộc qua nước nóng để bong hết phần sáp khô, và luộc đi luộc lại nhiều lần sau đó đem rũ nước đến khi bong hết phần sáp thì mới được nhuộm chàm. Trước khi ngâm, chàm cũng phải chuẩn bị rất kỹ. Chàm phải trồng được một năm tuổi, sau khi thu hoạch đem về ngâm nước một tháng thì mới cho màu sắc đẹp”, bà Xuân nói.

Phải mất thời gian gần hai tháng mới có thể hoàn chỉnh được một chiếc váy đẹp theo đúng bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền ở Sơn La, trong đó không thể không có chấm sáp ong trên váy nhuộm chàm. Thời gian chuẩn bị lâu là vậy, nhưng chị em ở các bản làng người Dao. 

“Là con cháu bàn vương, xưa kia được phân đi theo phụ mẫu nên mới có trang phục là váy áo. Đã bao đời nay bộ trang phục truyền thống vẫn được chị em người Dao chúng tôi gìn giữ, để nhắc nhở con cháu phải luôn nhớ về cội nguồn dân tộc. Đặc biệt người phụ nữ Dao tiền đều phải biết nghề chấm sáp ong làm trang phục. Chị em chúng tôi luôn bảo nhau phải biết gìn giữ bản sắc. Nơi đây vẫn duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, và coi đó là nét riêng có trong trang phục của dân tộc mình", bà Triệu Thị Mụi, Tiểu khu Sao Đỏ 2, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La khẳng định.

Ngày xuân đến với các bản làng người Dao Sơn La, đặc biệt là ỏ Vân Hồ, Mộc Châu không khó bắt  gặp những tốp chị em Dao Tiền diện trên mình bộ trang phục truyền thống. Và vẻ đẹp tinh tế, riêng có từ những chiếc váy nhuộm tràm được chấm sáp ong nhưg tôn thêm vẻ đẹp của những người con gái Dao nơi đây.

Theo Thiệp Nguyễn/VOV-Tây Bắc

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Sầm Sơn duy trì bãi biển sạch đẹp

Sầm Sơn duy trì bãi biển sạch đẹp

18:02 , 09/07/2025

Khu vực biển Sầm Sơn những ngày gần đây cũng bị tình trạng bèo tây dạt vào các bãi tắm. Song chính quyền địa phương, người dân và các đơn vị kinh doanh du lịch đã nhanh chóng phối hợp xử lý kịp thời, khôi phục các bãi tắm sạch đẹp trong mùa du lịch cao điểm.

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông"

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông"

11:38 , 09/07/2025

Tối 08/7, tại Nhà hát nghệ thuật Lam Sơn Thanh Hóa đã diễn ra lễ khai mạc Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông" khu vực Bắc Trung Bộ năm 2025. Các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện; lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị cùng đông đảo nghệ nhân, diễn viên và khán giả yêu nghệ thuật đã tới dự.

Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế

Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế

21:24 , 07/07/2025

6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đón trên 307.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm hơn 2,9% tổng lượt khách - một tỷ lệ còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và những nỗ lực mà ngành Du lịch đã và đang triển khai.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước

21:02 , 07/07/2025

Chiều ngày 7/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2020-2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030.

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu

21:00 , 07/07/2025

Ngày 7/7, tại xã Tân Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.

Mùa sen thành cổ

Mùa sen thành cổ

09:30 , 06/07/2025

Những ngày này, du khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng sắc sen bung nở trong khu vực nội thành, tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng trên vùng đất Tây Đô.

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế

20:07 , 04/07/2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hoá đón hơn 10,5 triệu lượt khách, trong đó 307.000 lượt là khách quốc tế – tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy Thanh Hóa đang dần là điểm đến có chiều sâu di sản và văn hoá. Nắm bắt xu hướng này, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để thu hút cũng như đáp ứng yêu cầu đón khách quốc tế.

Bản tin Văn hóa 4/7/2025

Bản tin Văn hóa 4/7/2025

18:49 , 04/07/2025

Bản tin Văn hóa 4/7/2025 có những nội dung chính sau: - Nghệ sĩ Việt duy nhất hát tại 3 lễ hội nhạc châu Âu - Lộ diện 2 đội thi xuất sắc nhất vào chung kết DIFF 2025 - 60 năm chặng đường âm nhạc

Thanh Hoá hướng tới xây dựng các sản phẩm: “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”

Thanh Hoá hướng tới xây dựng các sản phẩm: “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”

09:07 , 04/07/2025

Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”. Những “điểm chạm” kết nối câu chuyện văn hóa - thiên nhiên - con người, hình thành nên chuỗi trải nghiệm liên kết phong phú, mang đậm dấu ấn.

Gần 15.000 khán giả Phenikaa "cháy hết mình" trong "cơn bão sắc màu" COLORSTORM 2025

Gần 15.000 khán giả Phenikaa "cháy hết mình" trong "cơn bão sắc màu" COLORSTORM 2025

15:21 , 02/07/2025

Tối 29/6, gần 15.000 khán giả đã cùng “cháy hết mình” tại Quảng trường sự kiện Đại học Phenikaa trong lễ hội âm nhạc hoành tráng COLORSTORM 2025 – Cơn bão sắc màu. Không chỉ là bữa tiệc âm thanh – ánh sáng rực rỡ, sự kiện còn đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Nhà trường: chính thức trở thành Đại học Phenikaa – đại học tư thục đầu tiên tại miền Bắc, đồng thời là đại học trẻ nhất Việt Nam theo Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ.