Sau khi cấm dạy thêm, Trung Quốc định hướng dạy nghề theo mô hình của Đức
Sau khi cấm dạy thêm, Trung Quốc tìm cách "thuần hóa" những "cha mẹ hổ" kỳ vọng thái quá vào con cái, bằng cách áp dụng mô hình dạy nghề của Đức, để có thể tạo ra một khu vực sản xuất năng động hơn.
"Không phải đứa trẻ nào cũng có thể vào được Đại học Harvard". Sau khi kêu gọi ngừng dạy thêm sau giờ học từ tháng 7, Trung Quốc đang gửi thông điệp này đến các bậc "cha mẹ hổ" (cách gọi của người dân ở quốc gia này dành cho những bậc phụ huynh luôn kỳ vọng vào con cái một cách thái quá - PV).
Trung Quốc đang muốn áp dụng mô hình giáo dục của Đức. Đó là thay vì học tập tại các cơ sở giáo dục học thuật, nhiều người trẻ Đức lựa chọn tham gia chương trình dạy nghề "đào tạo kép": học trong trường dạy nghề và học việc ngay tại các công ty. Tính đến nay, có khoảng 80% các doanh nghiệp lớn tại Đức tham gia vào chương trình đào tạo kép như thế này.
Ngày 12/10, Quốc vụ viện - cơ quan quản lý tối cao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã ban hành hướng dẫn mới nhằm thúc đẩy một hướng cải cách giáo dục tương tự.
Chính phủ Trung Quốc tuyên bố, đến năm 2035 quốc gia này sẽ xây dựng một hệ thống giáo dục nghề nghiệp đẳng cấp quốc tế để phát triển đội ngũ lao động trình độ cao, với ít nhất 10% đầu vào có bằng cử nhân.
Trung Quốc không muốn có quá nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng thiếu kỹ năng thực tiễn - nhóm người này dần trở thành những người thất nghiệp và bất mãn với xã hội.
Năm ngoái, có gần 10 triệu sinh viên ghi danh vào hệ thống giáo dục đại học, tăng 46% so với 10 năm trước.
Theo số liệu của HSBC vào tháng 6 năm ngoái khi sinh viên đại học tốt nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp của những người có bằng cấp ở lứa tuổi từ 20 đến 24 tuổi là 19,3%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp chung chỉ là 5%.
Trên thực tế, Trung Quốc có rất nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất ngành hàng cao cấp. Tuy nhiên, do kỳ vọng của cá nhân và gia đình, rất ít sinh viên mới tốt nghiệp muốn làm việc trong nhà máy chế tạo các bộ phận của xe điện. Thay vào đó, hầu hết trong số họ muốn làm các dịch vụ tài chính, truyền thông hoặc công nghệ tiêu dùng.
Do đó, "công xưởng lớn nhất thế giới" đang mất dần đi lợi thế. Năm ngoái, giá trị gia tăng của lĩnh vực chế tạo chỉ chiếm 26% GDP của Trung Quốc, giảm 6% so với 10 năm trước. Trong khi đó, Đức mất đến 30 năm mới phải gánh chịu mức sụt giảm tương đương.
Dựa trên nơi trẻ em được sinh ra và sự giàu có của cha mẹ chúng mà các trường học phân loại học sinh một cách không chính thức thành "trẻ vàng", "trẻ bạc" và "trẻ đồng". Xã hội Trung Quốc đã có đủ những "đứa trẻ vàng" - có thể đậu vào Đại học Thanh Hoa và phát minh ra những sản phẩm vượt trội vào một ngày nào đó.
Bên cạnh đó, đất nước này cũng có rất nhiều những "đứa trẻ đồng". Những người này sẽ làm việc ở công trình xây dựng hoặc các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu cấp thấp như quần áo và đồ chơi.
Tuy nhiên, Trung Quốc lại thiếu đi những "đứa trẻ bạc" - đây là lực lượng có thể chế tạo ra những thiết bị công nghệ có giá trị cao mà những "đứa trẻ vàng" thiết kế.
Câu hỏi đặt ra là liệu những "bố mẹ hổ" Trung Quốc có sẵn sàng cho con mình tham gia học nghề hay không khi mà ở các thành phố lớn, một số bậc phụ huynh thậm chí còn không đồng ý cho con gái của họ kết hôn với người không có bằng cử nhân.
Để cụ thể hơn, người ta kể câu chuyện như là, nếu một cô gái có bằng thạc sĩ thì cô ấy sẽ phải lấy người chồng có bằng tiến sĩ. Dựa trên thực tế này, nhiều khả năng chính quyền Trung Quốc sẽ phải đưa ra một số biện pháp khuyến khích các "cha mẹ hổ" chấp nhận sáng kiến này, chẳng hạn như miễn học phí học nghề và trả phí đào tạo tại chỗ cho sinh viên.
Nhật Chung/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đăng ký nguyện vọng từ ngày 16/7: Thí sinh cần lưu ý điều gì?
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 8h ngày 16/7, thí sinh sẽ biết điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Đây cũng là thời điểm đăng ký nguyện vọng trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ.

Chạm tới ước mơ
Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 tại Thanh Hóa khép lại với nhiều cảm xúc. Có những học sinh là thủ khoa của ngôi trường THPT mà mình ước mơ. Từ đó, tiếp tục nỗ lực, cố gắng để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Khó khăn tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng chục trung tâm giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ hoặc gặp phải các rối loạn phát triển khác. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các trung tâm này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành
Từ ngày 1/7, cả nước ta có 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ngữ liệu trong các bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông sẽ phải điều chỉnh.

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn
Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp
Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025
Chiều 30/6, Trường Đại học Hồng Đức đã bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.