Sau tiêm không sốt, có phải vaccine COVID-19 không có tác dụng?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), sốt là một phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm chủng, vì vậy điều quan trọng là bạn phải biết những gì cần làm khi bị sốt sau khi tiêm vaccine COVID-19.
![]() |
Tại sao bị sốt sau khi tiêm vaccine COVID?
Tiến sĩ Sanjeev Jain, bác sĩ về miễn dịch học và nội khoa tại Phòng khám Bệnh hen suyễn và Dị ứng Columbia cho biết: “Khi tiêm vaccine, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để xây dựng phản ứng bảo vệ chống lại protein của virus. Vì vậy, cơ thể bạn sẽ phản ứng tương ứng, thường bằng cách làm nóng từ bên trong. Khi các chất trung gian gây viêm lan truyền khắp cơ thể có thể sẽ bị sốt, đau cơ và đau đầu”.
Nếu không bị sốt không có nghĩa là hệ miễn dịch không phản ứng đúng cách với vaccine. Theo Phòng khám Cleveland, hơn 50% số người tiêm vaccine không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, tuy nhiên vaccine COVID vẫn có hiệu quả tới 94%.
Khi nào nên lo lắng về cơn sốt sau tiêm chủng?
Phát sốt là một tác dụng phụ khá phổ biến của vaccine COVID, theo CDC. Các thử nghiệm lâm sàng đối với cả vaccine Moderna và Pfizer cho thấy, việc sốt cao sau khi tiêm vaccine COVID-19 là rất hiếm gặp, nhưng không phải là chưa từng xảy ra.
Tiến sĩ Jain giải thích: “Sốt có khả năng sẽ đi kèm với các triệu chứng khác, như đau chỗ tiêm và sưng hạch bạch huyết ở nách bên được tiêm. Khi phát triển các triệu chứng khác không liên quan đến vaccine như đau cổ, tiêu chảy, khó thở hoặc ho, nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra thêm. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, đặc biệt là về tình hình sức khỏe đặc biệt nên gọi ngay cho bác sĩ.
Làm thế nào để hạ sốt sau khi tiêm vaccine?
Các tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine có xu hướng tự biến mất sau vài ngày. “Nếu cơn sốt trên 102 độ F (38,8 độ C), có thể sử dụng Tylenol để hạ sốt", Tiến sĩ Jain nói. Hãy đảm bảo rằng cung cấp đủ nước và nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến tác dụng phụ của vaccine, hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng
Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực
Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”
Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi
Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.