Serbia thừa nhận khó có thể gia nhập EU vào năm 2028
Ngày 31/8, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic thừa nhận, nước này khó có thể gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2028.
Tổng thống Vucic thừa nhận Serbia khó gia nhập EU. Nguồn Shutterstock.
Phát biểu tại Hội nghị An ninh Globsec diễn ra ở Prague (Cộng hòa Czech), Tổng thống Vucic nhấn mạnh, ông không tin rằng Serbia sẽ trở thành một phần của EU vào năm 2028, mốc thời gian mà một số quốc gia Tây Balkan đặt ra với hy vọng gia nhập khối 27 thành viên. Cũng theo nhà lãnh đạo Serbia, các quốc gia Tây Balkan không thể trở thành thành viên EU trước năm 2030.
Serbia đã là ứng cử viên chờ gia nhập EU kể từ năm 2012. Tổng thống Serbia coi việc gia nhập EU là ưu tiên hàng đầu của nước này. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Serbia và vùng lãnh thổ Kosovo được xem là một trong những trở ngại khiến Serbia chưa thể trở thành thành viên của EU.
Nhận định trên được tổng thống Vucic đưa ra chỉ hai ngày sau khi Serbia công bố thương vụ vũ khí mang tính bước ngoặt với Pháp.
Cũng trong ngày 31/8, Phó Thủ tướng Serbia, ông Aleksandar Vulin tuyên bố việc nước này ký thỏa thuận mua máy bay Rafale của Pháp sẽ không tác động tiêu cực đến quan hệ Belgrade-Moskva và phản ứng của lãnh đạo Nga đối với thỏa thuận này khẳng định thái độ tôn trọng của Moskva đối với nước cộng hòa ở vùng Balkan. Ông Vulin khẳng định: "Việc mua máy bay Rafale được thực hiện vì lý do quân sự cũng như tình hình thực tế và sẽ không tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa Cộng hòa Serbia và Liên bang Nga. Serbia vẫn trung lập về mặt quân sự và sẽ không tham gia bất kỳ hình thức trừng phạt chống Nga nào."
Ngày 29-8, trong chuyến thăm Serbia của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Aleksandar Vucic đã thông báo thỏa thuận mua 12 máy bay chiến đấu Rafale mới của Pháp trị giá 2,7 tỷ euro. Hợp đồng không chỉ gồm máy bay mà còn toàn bộ gói dịch vụ liên quan. Tổng thống Vucic ca ngợi thỏa thuận này "sẽ nâng cao đáng kể khả năng phản ứng của quân đội Serbia."
Về phía Nga, Thư ký báo chí của Tổng thống Putin Dmitry Peskov bình luận rằng, quyết định mua máy bay chiến đấu Rafale là sự lựa chọn tự do của "những người bạn Serbia".
Các sân bay tại Anh mở lại đường băng sau gián đoạn vì tuyết rơi dày
Ngày 5/1, các sân bay tại Anh đã mở cửa trở lại sau thời gian đóng cửa do tuyết rơi dày trên phần lớn lãnh thổ nước này.
Vụ tai nạn máy bay Hàn Quốc: hãng máy bay Jeju Air có số lượng chuyến bay bị hoãn nhiều nhất 2024 do bảo trì
Jeju Air Co., hãng hàng không giá rẻ đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ sau vụ tai nạn máy bay gần đây- khiến 179 người thiệt mạng, đã ghi nhận số lượng chuyến bay bị hoãn nhiều nhất trong số các hãng hàng không nội địa - do bảo trì trong nửa đầu năm 2024. Dữ liệu của chính phủ Hàn Quốc cho biết vào ngày 5/1.
Truyền thông Canada: Thủ tướng Justin Trudeau có thể sẽ từ chức
Truyền thông Canada ngày 5/1 đưa tin, Thủ tướng nước này Justin Trudeau có thể tuyên bố từ chức, sớm nhất là vào ngày 6/1 (theo giờ địa phương).
Hàn Quốc: Cảnh sát được giao thực thi lệnh bắt tổng thống Yoon Suk Yeol
Văn phòng điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) Hàn Quốc ngày 6/1 đã phát đi một công văn chính thức yêu cầu cảnh sát tiếp quản việc thi hành lệnh bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol liên quan đến việc ban hành thiết quân luật vào đêm 3/12/2024. Yêu cầu này được đưa ra sau nỗ lực bắt giữ ông Yoon bất thành vào tuần trước.
Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo lần đầu tiên trong năm 2025
Ngày 6/1, theo thông tin từ Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản, Triều Tiên có thể đã phóng tên lửa đạn đạo chưa xác định ra vùng biển phía đông nước này, trong khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến thăm Seoul (Hàn Quốc).
Trung Quốc ra mắt tàu cao tốc nhanh nhất thế giới
Ngày 29/12, Trung Quốc đã thiết lập dấu mốc mới trong lộ trình phát triển đường sắt tốc độ cao, khi đưa vào chạy thử đoàn tàu cao tốc mang số hiệu CR450, với tốc độ tối đa lên tới 450km/giờ, được quảng bá là tàu cao tốc nhanh nhất thế giới. Giới chức Trung Quốc kỳ vọng đoàn tàu này có thể giúp việc đi lại của người nhân nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn.
Chính phủ Hàn Quốc cam kết điều tra minh bạch vụ tai nạn máy bay thảm khốc, thanh tra hệ thống hàng không
Sau vụ tai nạn máy bay kinh hoàng sáng 29/12 tại sân bay quốc tế Muan của Hàn Quốc khiến 179 người thiệt mạng, quyền Tổng thống nước này Choi Sang Mok ngày 30/12 đã bày tỏ chia buồn sâu sắc tới gia đình của các nạn nhân, đồng thời cam kết Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc điều tra minh bạch, đồng thời chỉ đạo tiến hành thanh tra vấn đề an toàn khẩn cấp của toàn bộ hệ thống vận hành máy bay trên cả nước.
Bầu cử Đức: Lãnh đạo CSU loại trừ khả năng liên minh với đảng Xanh trước cuộc bầu cử tháng 2
Lãnh đạo đảng Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) Markus Soeder vừa lên tiếng bác bỏ mọi hình thức thỏa thuận liên minh giữa phe bảo thủ Đức với đảng Xanh, viện dẫn những khác biệt đáng kể trong các ưu tiên chính sách.
Ngoại trưởng Nhật Bản thăm Trung Quốc, hội đàm cấp cao với giới chức nước chủ nhà
Trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, ngoại trưởng Nhật Bản đã có các cuộc gặp riêng rẽ với Thủ tướng Lý Cường và ngoại trưởng Vương Nghị. Tại các cuộc đàm phán cấp cao Nhật Bản và Trung Quốc tái khẳng định sẽ thúc đẩy mối quan hệ "chiến lược và cùng có lợi", đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm của hai nước trong khu vực và toàn cầu trong bối cảnh căng thẳng song phương tiếp diễn.
Giới chức Azerbaijan công bố số người thiệt mạng và sống sót trong vụ rơi máy bay
Ngày 25/12, Phó Thủ tướng Azerbaijan Kanat Bozumbayev đã công bố số người thiệt mạng và sống sót trong vụ rơi máy bay chở khách của nước này ở Kazakhtan trong một cuộc họp với phái đoàn điều tra tại Aktau.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.