Đường dây nóng: 0237 3721150

Shark Tank lên sóng, 10 vụ 'chết' 9 vẫn ném tiền triệu USD

Theo các nhà đầu tư, 100 startup thì khả năng thành công được 5 vụ đã là xuất sắc. Nhưng đầu tư là như vậy, có thể thất bại trong 9 vụ, chỉ cần 1 vụ thành công thôi cũng là thắng.

03/05/2021 07:27

Thất bại đến 99%

Sau 3 mùa phát sóng, Shark Tank Việt Nam - Thương vụ Bạc tỷ - đã có 77 startups nhận được cam kết rót vốn, với tổng số tiền cam kết đầu tư là 772 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Phú - ông chủ Tập đoàn Sunhouse, có tới 99% dự án thất bại và hầu như nhà đầu tư bị mất tiền.

“Trong 100 startup thì khả năng thành công được 5 vụ đã là xuất sắc. Nhưng đầu tư là như vậy, có thể thất bại trong 9 vụ, chỉ cần 1 vụ thành công thôi cũng là thành công. Tôi tin chắc rằng tỷ lệ đầu tư của Shark Tank Việt Nam còn cao hơn Shark Tank Mỹ”, ông nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hoà Bình, Chủ tịch HĐQT NextTech, cho rằng, đời startup thất bại là chính, mất tiền là chủ yếu, hãy làm quen với điều đó. Và đó chính là lý do vì sao mà các quỹ đầu tư mạo hiểm khi đầu tư bao giờ họ cũng chỉ quan tâm đến tiềm năng đem lại lợi nhuận siêu lớn và chấp nhận khả năng rủi ro rất cao. Với lý do đó, nên các nhà đầu tư luôn tìm kiếm hai yếu tố. Một, yếu tố con người quan trọng nhất. Hai là thị trường, sản phẩm phải có tiềm năng tăng trưởng rất cao. 

Shark Tank lên sóng, 10 vụ 'chết'  9 vẫn ném tiền triệu USD
Thương vụ gọi vốn triệu đô trên truyền hình 

"Theo thống kê, hơn 97% startup thất bại trong 3 năm đầu. Với các SME nhỏ thì không nên lên sóng gọi vốn mà phải có đội ngũ tốt hoặc tầm nhìn lớn để các Shark còn nhìn vào đó mà đầu tư", Shark Bình khuyến nghị.

Dù không công bố tỷ lệ cụ thể, song theo Shark Phạm Thanh Hưng, tỷ lệ giải ngân của ông ở mức khá cao và may mắn là cả 4 deal trên 1 triệu USD đều đang hoạt động tốt. Nhưng những deal nhỏ thì lại thường "mất hút".

“Chúng tôi là những người làm ra đồng tiền thì điều đầu tiên là phải biết quý trọng đồng tiền. Vì vậy, công việc đầu tiên tôi muốn nói với các bạn startup dù các bạn có kêu gọi được tiền trên chương trình Shark Tank hay các bạn có nhận được tiền từ các nhà đầu tư khác thì phải biết tôn trọng và biết quý đồng tiền của các nhà đầu tư bỏ ra, dù họ có là tỷ phú, và họ chỉ bỏ ra cho các bạn vài chục triệu hay vài trăm triệu. Tôn trọng đồng tiền của họ thì các bạn mới có thể thành công được”, ông nói.

Kiếm tiền từ những điều nhỏ nhất

Tại Thương vụ Bạc tỷ mùa 4, ông Nguyễn Xuân Phú quay lại chương trình với mong muốn tìm được những startup liên quan đến công nghệ, R&D,... Ông Phú cho rằng, đối với doanh nghiệp, ý tưởng kinh doanh rất quan trọng, nhưng ở giai đoạn ban đầu, khó nhất là để tồn tại và vượt qua những năm đầu. Vì vậy, tài chính là rất quan trọng. Chính vì thế, ông Phú hy vọng các startup khi khởi nghiệp phải nắm rõ được bức tranh tài chính.

Ông dẫn chứng, muốn đủ tiền để duy trì trước khi có lời hay trước khi gọi được vốn mới thì phải làm thế nào để chia ra để sống. Đó là điều vô cùng then chốt và đó cũng là một bài học mà gần như tất cả các doanh nghiệp ông từng đầu tư trước đây, gần 90% thất bại là vì những điều đó. Theo đó, các startup phải nắm được dữ liệu tài chính một cách chính xác tại mọi thời điểm. Ông Phú cho rằng, đó là một trong những khẩu vị đầu tư của mình. 

Theo Shark Hưng, khẩu vị đầu tư của ông có thay đổi, ông quan tâm nhiều hơn đến những startup phù hợp với hệ sinh thái của Cen Land. Ngoài ra, Shark Hưng cũng quan tâm đến startup ở các ngành khác có mô hình kinh doanh độc, lạ, sáng tạo.

Trong khi đó, Shark Liên lại không quá phân biệt các ngành nghề nhưng quan tâm đặc biệt và ưu tiên những dự án về môi trường, nước sạch, rác thải và sức khỏe cộng đồng. Bà sẽ ưu tiên cho những dự án nằm trong nhóm ý tưởng này. Bên cạnh đó, bà cũng sẽ dành nhiều sự quan tâm cho các startup công nghệ vì chuyển hóa số là xu hướng tất yếu của tương lai.

Còn Shark Việt nhấn mạnh: “Doanh nghiệp nào cống hiến cho xã hội nhiều, làm được điều lợi ích, người lãnh đạo thực sự là người xứng đáng để đầu tư thì tôi sẽ đầu tư. Thật ra, tôi quan niệm startup là phải khác biệt, phải biết làm ra tiền. Nên đầu tiên phải hiệu quả và phải đóng góp cho xã hội, nhưng điều quan trọng nhất đối với tôi vẫn là người lãnh đạo và ekip vận hành của startup”.

Duy Anh/Vietnamnet


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Giá trị hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu đạt hơn 49,1 triệu USD

Giá trị hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu đạt hơn 49,1 triệu USD

07:47 , 20/07/2025

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng năm 2025, hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh ước đạt hơn 49,1 triệu USD.

Bố trí hơn 76.000 tỷ đồng tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức

Bố trí hơn 76.000 tỷ đồng tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức

07:37 , 20/07/2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bố trí 76.769 tỷ đồng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp

Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp

19:49 , 19/07/2025

6 tháng năm 2025, sản xuất nông nghiệp của Thanh Hóa phát triển ổn định. Giá trị sản xuất các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đều tăng đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của toàn ngành đạt 3,8%.

Người đưa nước mắm truyền thống vươn ra thế giới

Người đưa nước mắm truyền thống vươn ra thế giới

09:06 , 19/07/2025

Sinh ra và lớn lên tại làng nghề làm nước mắm Khúc Phụ, với kinh nghiệm truyền thống kết hợp với tư duy kinh tế hiện đại, anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nước mắm Lê Gia, đưa sản phẩm ngày càng vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ

08:55 , 19/07/2025

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.

Hơn 30% doanh nghiệp xuất khẩu dự báo tăng đơn hàng trong quý 3/2025

Hơn 30% doanh nghiệp xuất khẩu dự báo tăng đơn hàng trong quý 3/2025

08:49 , 19/07/2025

Bất chấp chính sách thuế đối ứng của Mỹ sẽ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kết quả khảo sát của Cục Thống kê cho thấy vẫn có 30,8% doanh nghiệp dự kiến tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong quý 3/2025; 51% doanh nghiệp dự báo đơn hàng ổn định.

Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi

Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi

20:27 , 18/07/2025

Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đang trở thành hướng đi tất yếu của nông nghiệp hiện đại. Tại Thanh Hóa, nhiều chủ trang trại, gia trại đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới tư duy sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mà còn gia tăng giá trị, mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử

Tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử

16:26 , 18/07/2025

Sáng 18/7, Sở Công thương đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho cán bộ nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sức bật mạnh mẽ

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sức bật mạnh mẽ

07:03 , 18/07/2025

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 6/2025 ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ với giá trị phát hành lên tới trên 105 nghìn tỷ đồng, tăng 52,4% so với tháng trước, toàn bộ đều là phát hành riêng lẻ và không có trường hợp phát hành ra công chúng.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt  chuẩn

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn

07:00 , 18/07/2025

Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.