Siết chặt nguyên liệu làm hàng xuất khẩu
Trước tình hình thương mại quốc tế diễn biến nhanh chóng, khó lường, Bộ Công thương vừa có văn bản gửi các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, đề nghị phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước để kịp thời nắm bắt thông tin, động thái thị trường nhằm chủ động phương án sản xuất và xuất khẩu.
Bộ Công thương lưu ý các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu tăng cường khuyến cáo các doanh nghiệp hội viên bảo đảm nguồn gốc nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, đáp ứng yêu cầu nước nhập khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tránh gian lận xuất xứ hàng hóa; chủ động xây dựng kế hoạch thích ứng với tình hình thương mại quốc tế mới thông qua tìm kiếm khách hàng, đối tác từ các thị trường nhập khẩu còn nhiều dư địa, tiềm năng để khai thác và phát triển.
Quy mô ngoại thương của Việt Nam xấp xỉ 800 tỷ USD vào cuối năm ngoái và dự báo sẽ sớm đạt mốc 1.000 tỷ USD. Việt Nam đã lọt top 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất thế giới. Do đó, việc siết chặt các khâu sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽ giảm thiểu những rủi ro liên quan đến xuất xứ hàng hóa, gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp, bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và thương hiệu hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Giảm 30% tiền thuê đất
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 87/2025 quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024.

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%
Nhận định kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với thương chiến, xung đột địa chính trị và nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, Chính phủ đề nghị các bộ, cơ quan, địa phương không bi quan mà tận dụng cơ hội, tháo gỡ khó khăn để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay từ 8% trở lên, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Phát triển mô hình dược liệu tại huyện Thường Xuân
Huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân - Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy phát triển mô hình sản xuất dược liệu tại thôn Sơn Minh, xã Luận Thành.

Gần 224 nghìn tỉ đồng cho vay phát triển kinh tế
Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hoá có 115 tổ chức tín dụng đang hoạt động, với 181 phòng giao dịch. Tính đến hết tháng 3/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt gần 224 nghìn tỉ đồng, tăng 1,25% so với cuối năm 2024.

Quý 1 năm 2025, Thanh Hóa giải ngân vốn đầu tư công cao hơn bình quân chung cả nước
Đến hết quý 1 năm nay, Thanh Hóa đã giải ngân hơn 2.400 đồng vốn đầu tư công, bằng 16,9% kế hoạch vốn được giao, cao hơn 0,9% so với cùng kỳ năm 2024 và cao hơn 7,4% so với bình quân chung cả nước. Năm 2025, Thanh Hóa được giao kế hoạch vốn đầu tư công trên 14.200 tỷ đồng.

Trong 3 tháng đầu năm 2025, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 11 tỷ USD
Đến hết tháng 3 năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 11 tỷ USD, tăng trên 34% so với cùng kỳ năm 2024.

Tận dụng tốt thương mại điện tử xuyên biên giới để xuất khẩu
Bộ Công Thương cho biết, thương mại điện tử xuyên biên giới chiếm từ 20 đến 22% giá trị thương mại điện tử toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng gấp 2,3 lần so với thương mại điện tử thông thường. Đây là cơ hội lớn cho các nhà sản xuất Việt Nam đang sở hữu nguồn nhân lực dồi dào, sản phẩm đa dạng và chính sách hỗ trợ ngày càng cởi mở.

Lãi suất huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại tiếp tục giảm
Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động để có điều kiện kéo lãi suất cho vay xuống mức thấp hơn.

Gần 28.000 lượt tàu biển cập cảng Thanh Hóa trong giai đoạn 2020 – 2024
Với những chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng, hệ thống cảng biển Thanh Hóa đã ngày một hoàn thiện. Chỉ tính riêng giai đoạn 2020 – 2024, đã có gần 28.000 lượt tàu biển cập cảng với tổng sản lượng hàng hóa thông qua đạt gần 230 triệu tấn. Riêng năm 2024, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Thanh Hóa đạt trên 56 triệu tấn, vượt xa các dự báo trong quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ.

Thanh Hóa: 95% các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản đáp ứng quy định an toàn thực phẩm
Thanh Hóa hiện có hơn 2.100 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, 53 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng như Vietgap, ISO22000, GMP… Theo đánh giá của cơ quan chức năng, 95% các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng được các quy định về an toàn thực phẩm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.