Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Thương mại điện tử đang có sự phát triển mạnh mẽ, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân, cũng như tạo cơ hội phát triển thị trường cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ này đang đặt ra những thách thức rất lớn cho cơ quan quản lý nhà nước trong ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại trên nền tảng số để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng.
Chị Vũ Thị Thư, ở thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân thường xuyên mua hàng hoá online. Thế nhưng cũng đã không ít lần chị mua phải những mặt hàng không đúng như quảng cáo, hàng kém chất lượng.
Chị Vũ Thị Thư, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Tôi đặt quần áo trên mạng có khi nhận hàng không giống quảng cáo, mỹ phẩm thì hàng trôi nổi nhiều. Tôi mong muốn Nhà nước có biện pháp quản lý chặt chẽ việc đăng bán sản phẩm trên mạng".
Theo thống kê của Uỷ ban Canh tranh Quốc gia, thương mại điện tử đang xếp thứ 2 trong 22 nhóm hàng hoá bị người tiêu dùng gửi thông tin khiếu kiện nhiều nhất do hàng hoá không đúng mô tả, doanh nghiệp giải quyết khiếu nại không thỏa đáng hoặc bị người bán hàng lợi dụng chiếm đoạt tài sản. Chỉ tính trong năm 2023, lực lượng quản lý thị trưởng cả nước cũn đã kiểm tra xử lý 764 vụ vi phạm kinh doanh thương mại điện tử, xử phạt số phạt tiền 12 tỷ đồng. Điều đáng nói là những vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử đang ngày càng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp và khó kiểm soát hơn, đòi hỏi vai trò tăng cường quản lý của các cơ quan nhà nước. Ông Nguyễn Ngọc Lâm, Kiểm soát viên Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Đội đã tăng cường nắm bắt địa bàn để nắm được các hộ kinh doanh thương mại điện tử, phối hợp cơ quan chức năng kiểm tra xử lý và nắm bắt địa bàn hoạt động về thương mại điện tử".
Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử, Cục thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết: "Phải có hành lang pháp lý luôn theo kịp sự phát triển của thị trường như hiện nay; cán bộ quản lý phải được đào tạo để nắm được tổng thể, các quy định chế tài về thương mại điện tử; phải tăng cường thanh tra kiểm tra đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm nhằm minh bạch thị trường thương mại điện tử".
Thanh Hoá sẽ đẩy mạnh tập huấn, nâng cao kiến thức pháp luật về thương mại điện tử cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, các trang mạng xã hội, phấn đấu đến năm 2025, 100% các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử lớn được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về thương mại điện tử; nhằm đảm bảo môi trường minh bạch, lành mạnh; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử bền vững.
Việc làm trong khu vực doanh nghiệp tăng 5,7%
Tổng cục Thống kê cho biết, số người có việc làm trong khu vực doanh nghiệp tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Thanh Hóa có 80 mã số vùng trồng xuất khẩu
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 10/2014, Thanh Hóa đã cấp và duy trì 80 mã số vùng trồng xuất khẩu với diện tích trên 655 ha.
Sẽ ngừng giao dịch với tài khoản không xác thực sinh trắc học từ 2025
Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, chủ tài khoản thanh toán hoặc chủ thẻ ngân hàng sẽ không thể thực hiện các giao dịch trực tuyến và chuyển hay rút tiền tại ATM nếu chưa hoàn thành xác thực sinh trắc học. Đây là quy định tại Thông tư 17/2024 của Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo an toàn hơn cho các giao dịch.
10 tháng năm 2024: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 27 tỷ USD
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong 10 tháng qua đạt hơn 27 tỷ USD, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm 2023.
Hoạt động đối ngoại, kêu gọi thu hút đầu tư 10 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả tích cực
10 tháng năm 2024, với sự nỗ lực của cá cấp, các ngành cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả tích cực; hoạt động đối ngoại, nhất là mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, kêu gọi thu hút đầu tư đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đa dạng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP
Sau 6 năm thực hiện Chương trình OCOP, Thanh Hóa đã có trên 500 sản phẩm được gắn sao, đứng thứ 3 toàn quốc về số lượng sản phẩm OCOP. Sau khi được công nhận sản phẩm ocop, các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đa dạng hóa các kênh bán hàng nhằm quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.
10 tháng năm 2024, Thanh Hóa thành lập mới hơn 2.800 doanh nghiệp
10 tháng năm 2024, công tác phát triển doanh nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện. Toàn tỉnh có 2.813 doanh nghiệp thành lập mới, bằng 93,7% kế hoạch, tăng 22,7% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 cả nước và đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ; số vốn đăng ký đạt 20.747,1 tỷ đồng, tăng 44%.
Xuất khẩu rau quả có thể lập kỷ lục mới 7,5 tỷ USD
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả cả nước đã đạt 6,34 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt kỷ lục 5,7 tỷ USD của năm 2023.
CPI 10 tháng năm 2024 tăng 3,78%
Báo cáo kinh tế xã hội mới công bố của Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng CPI cả nước tháng 10/2024 đã tăng 0.33% so với tháng trước.
Hiệu quả từ phong trào cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu
Trong xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu, việc cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu là một tiêu chí bắt buộc. Để hoàn thành tiêu chí này, mỗi địa phương, các tổ chức đoàn thể đã lồng ghép, gắn tiêu chí trong thực hiện các mô hình cụ thể. Qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu ở địa phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.