Siêu lừa mới: Chiếm số điện thoại, mạo danh vay tiền online
Cơ quan chức năng và nhà mạng khuyến cáo cảnh giác trước hiện tượng lừa đảo chiếm đoạt thuê bao di động nhằm rút tiền từ thẻ tín dụng hoặc vay tiền online.
Đầu tháng 4, hàng loạt vụ mạo danh là nhân viên của các nhà mạng gọi điện, nhắn tin hướng dẫn cú pháp để thực hiện nâng cấp sim 3G thành sim 4G nhằm lừa đảo, chiếm đoạt quyền kiểm soát sim điện thoại, đánh cắp các thông tin thẻ tín dụng, lấy mã OTP và thanh toán hàng chục triệu đồng cho các đơn hàng online bằng thẻ tín dụng của người tiêu dùng.
Các đối tượng lừa đảo lợi dụng chính sách hỗ trợ đổi SIM 4G của các nhà mạng và đưa ra những lý lẽ đầy thuyết phục như thực hiện đổi SIM từ xa nhằm hạn chế tiếp xúc, tránh lây lan của dịch bệnh Covid-19; đổi SIM ngay để được miễn phí và nhận được các ưu đãi, khuyến mãi; nếu không nâng cấp lên 4G sẽ không thể tiếp tục sử dụng dịch vụ,... nhằm chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.
![]() |
Cảnh báo lừa đảo người tiêu dùng từ các chiêu thức giả mạo nhà mạng nâng cấp lên sim 4G |
Phản ánh tới Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, chị P.T.P.T. tại TP. Hồ Chí Minh cho hay chị từng bị chiếm đoạt hơn 30 triệu đồng từ chiêu thức lừa đảo nêu trên.
Chiều 20/2, chị đã nhận được một cuộc gọi từ số điện thoại 024.66704573, tự xưng là nhân viên Mobifone hỗ trợ nâng cấp từ 3G lên 4G cho sim điện thoại của chị. Được giới thiệu là đổi sim miễn phí và giải thích rằng do dịch bệnh Covid-19 nên không thể gặp trực tiếp trao sim cho khách hàng, không nghi ngờ gì, chị T. đã thực hiện nhắn tin theo cú pháp mà đối tượng lừa đảo hướng dẫn qua tin nhắn.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện các thao tác trên để đổi sim 4G, chị T. nhận thấy sim điện thoai chị đang dùng bị mất tín hiệu và vô hiệu hóa, không thể sử dụng được nữa. Cùng lúc đó, chị T. nhận được thông báo gửi đến hộp thư điện tử Gmail của chị về việc thay đổi mật khẩu thành công đối với ứng dụng vay tiêu dùng.
Nhận thấy bất thường, chị T. lập tức đến cửa hàng Mobifone trên đường Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh để khóa và khôi phục sim. Sau khi sim được khôi phục, chị T. truy cập ngay ứng dụng để kiểm tra, thì hạn mức sử dụng thẻ tín dụng Fe Credit của chị chỉ còn 70.000 đồng.
Gọi điện lên tổng đài chăm sóc khách hàng, chị T. được thông báo đã phát sinh các giao dịch qua thẻ tín dụng với tổng số tiền 31,19 triệu đồng chỉ trong vòng 30 phút kể từ khi sim điện thoại cũ của chị bị vô hiệu hóa.
Tương tự, chị N.T.H.M. bị lừa đảo, chiếm đoạt số tiền gần 50 triệu đồng. Chị M. được một người gọi điện, tự xưng là nhân viên của Vinaphone và thông báo chị đang dùng gói 3G nên chuyển sang 4G. Thấy tiện, chị M. đồng ý.
Ngay sau đó, người này hướng dẫn chị nhập dãy ký tự *938*…# trên điện thoại của chị và dặn tắt máy, 30 phút sau khởi động lại. Sau khi khởi động lại máy, chị M. nhận thấy sim của chị bị vô hiệu hóa, không có sóng. Hai ngày sau mới khôi phục sim, chị M. nhận đươc tin nhắn từ Fe Credit thông báo dư nợ 49,231 triệu đồng.
Mặc dù trước đó chưa từng kích hoạt tài khoản tín dụng của Fe Credit, nhưng trùng với thời điểm sim của chị bị vô hiệu hóa thì thẻ tín dụng Fe Credit của chị M. được kích hoạt, lấy mã OTP gửi đến số điện thoại mà kẻ gian đã lấy cắp của chị để sử dụng thanh toán cho các giao dịch phát sinh tại FPT Shop Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
Các chiêu thức lừa đảo tinh vi như vậy không chỉ xảy ra ở TP.HCM, mà còn ở các tỉnh, thành phố khác trong cả nước như Hải Phòng, Hà Nội, Đồng Tháp...
Mới đây, nhà mạng còn cảnh báo hiện tượng lừa đảo công nghệ cao tăng mạnh với các thủ đoạn tinh vi, trong đó xuất hiện tình trạng tượng lừa đảo chiếm đoạt quyền kiểm soát SIM thuê bao di động để đánh cắp thông tin mã OTP, sau đó rút tiền từ thẻ tín dụng của khách hàng hoặc vay tiền online.
![]() |
Tăng cường bảo mật cho SIM điện thoại (Ảnh:Bảo Anh) |
Bảo vệ chính mình
Để bảo vệ khách hàng hạn chế tối đa thiệt hại do kẻ lừa đảo gây ra, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo, khi nhận được tin nhắn hay thư điện tử có chứa đường dẫn lạ, người tiêu dùng không nên vội vàng truy cập hoặc nhấp vào đường dẫn đó. Đối tượng lừa đảo thường tạo ra các website có tên miền gần giống với tên website của các doanh nghiệp có thương hiệu, uy tín nhằm cố ý gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Đối với những số điện thoại được người tiêu dùng sử dụng để xác thực các giao dịch tài chính, tín dụng trực tuyến, ví điện tử,... để giảm thiểu rủi ro bị rút tiền từ các tài khoản ngân hàng, tín dụng, ví điện tử,... trong trường hợp sim, quyền kiểm soát sim hoặc điện thoại bị mất, người tiêu dùng cần tăng cường bảo mật cho sim điện thoại của mình, có thể bằng cách cài đặt mã PIN cho sim điện thoại theo hướng dẫn của các doanh nghiệp viễn thông.
Thay vì phương thức xác thực các giao dịch tài chính, tín dụng, ví điện tử... thông qua tin nhắn điện thoại (SMS), người tiêu dùng có thể sử dụng các ứng dụng xác thực khác nhằm ngăn ngừa việc bị chiếm đoạt tiền khi bị mất quyền kiểm soát sim theo chiêu trò hoán đổi thẻ sim nêu trên.
Phía nhà mạng, VinaPhone khuyến cáo, khi SIM điện thoại có các dấu hiệu bất thường như: mất tín hiệu, bị vô hiệu hóa không rõ nguyên nhân, nhiều số điện thoại lạ gọi vào máy trong cùng một khoảng thời gian,... khách hàng khẩn trương liên hệ với nhà mạng qua số tổng đài miễn phí để kiểm tra tình trạng của thuê bao và được tư vấn, giải đáp hoặc khuyến nghị các cách xử lý.
Trường hợp số thuê bao nhận được thông báo phát sinh các giao dịch bất thường như giao dịch liên quan đến thẻ tín dụng, vay tín dụng online liên quan, khách hàng liên hệ ngay với các ngân hàng tổ chức tài chính nơi phát hành thẻ tín dụng, nơi phát sinh giao dịch tín dụng online đề nghị hỗ trợ khóa thẻ khẩn cấp nhằm ngăn chặn kẻ gian chiếm đoạt tài sản hoặc làm rõ giao dịch tín dụng online đó.
Không truy cập vào các đường link được gắn kèm trong nội dung tin nhắn lạ; không thực hiện thao tác trên điện thoại theo các cú pháp được hướng dẫn bởi người lạ. Khi có nhu cầu thay/đổi SIM mới, hãy đến trực tiếp các điểm giao dịch hoặc đại lý chính thức của VinaPhone để thực hiện.
Nhà mạng quán triệt tới nhân viên, giao dịch viên thực hiện việc cấp đổi, thay SIM đúng quy trình, quy định, tránh hiện tượng bị kẻ xấu lợi dụng lừa đảo thay SIM nhằm trục lợi. Đồng thời thông báo tới toàn bộ nhân viên, giao dịch viên, điện thoại viên trên toàn hệ thống tổng đài và điểm giao dịch, điểm uỷ quyền nắm bắt thông tin kịp thời, tư vấn giải đáp để khách hàng cảnh giác trước hiện tượng kẻ xấu có hành vi lợi dụng chiếm đoạt SIM số của khách hàng.
Bảo Anh/Vietnamnet
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phạt nguội nhóm thanh, thiếu niên đi xe máy dàn hàng trên đường
Trước thông tin phản ánh, trên địa bàn thành phố Sầm Sơn xuất hiện nhóm thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành trích xuất camera giám sát, xác định trường hợp vi phạm để tiến hành xử phạt nguội.

Thanh Hóa: Triệt xóa đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Lào về Việt Nam
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với: Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1991 và Hồ Tiến Bảo, sinh năm 1992, cùng trú tại thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Đây là các đối tượng nằm trong đường dây mua bán, vận chuyển ma túy từ Lào về Thanh Hóa, Nghệ An và các tỉnh lân cận tiêu thụ.

Khởi tố, bắt tạm giam một đối tượng chiếm đoạt tiền cod của khách hàng
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh (Phòng Cảnh sát kinh tế) vừa ra Quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Trần Văn Minh, sinh năm 1994 ở xã Tùng Lâm, thị xã Nghi Sơn về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Đề xuất bổ sung quy định xử phạt các hành vi buôn bán thuốc giả
Bộ Y tế cho biết đang rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; trong đó sẽ bổ sung quy định xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc.

Bắt ổ nhóm bảo kê thu tiền của những người kinh doanh, buôn bán tại biển Hải Tiến
Thực hiện Kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự (ANTT) khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến 2025, khoảng 20h ngày 19/4/2025, Tổ công tác Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Công an xã Hoằng Tiến kịp thời phát hiện, bắt giữ 4 đối tượng thu tiền bảo kê của một số người dân buôn bán, kinh doanh tại đây.

Phân công sửa đổi, ban hành văn bản pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp vừa ban hành kế hoạch số 40 về phân công sửa đổi, ban hành văn bản pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Thanh Hoá: Triệt xóa đường dây mua bán trái phép chất ma tuý liên tỉnh
Ngày 17/4/2025, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Công an tỉnh Thanh Hóa đã triệt xóa đường dây mua bán trái phép chất ma tuý liên tỉnh do đối tượng Nguyễn Bá Khánh, sinh năm 1989 ở phường An Hưng, thành phố Thanh Hóa cầm đầu, bắt giữ 7 đối tượng.

Xử phạt hành chính Công ty Cổ phần Công nghệ cao Sao Đỏ vì hành vi sản xuất phân bón giả
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính Công ty Cổ phần Công nghệ cao Sao Đỏ (đóng tại thôn Ban Thọ, xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống) số tiền 376 triệu đồng vì hành vi sản xuất phân bón giả, bị đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón trong thời hạn 2 tháng.

Công an Thanh Hóa bắt giữ đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm
Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, khoảng 22h tối ngày 18/4, Tổ công tác của Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công an phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa đã tổ chức bắt giữ đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm Bùi Đình Khánh, sinh năm 1994, trú tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là đối tượng nằm trong đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy quy mô lớn vừa bị lực lượng Công an triệt phá vào tối 17/4 vừa qua.

Nhóm thuốc đông y chữa các bệnh về xương khớp giả chứa hàm lượng lớn thuốc giảm đau
Thông tin từ Công an Thanh Hóa, sau khi thu giữ lượng lớn các loại thuốc giả, qua kết quả phân tích, xét nghiệm ban đầu, phát hiện nhóm thuốc đông y giả (chữa các bệnh về xương khớp) chứa hàm lượng lớn thuốc giảm đau, nên khi người bệnh uống vào sẽ thấy hết đau ngay, khiến cho người bệnh tin dùng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.