Siêu thị "rục rịch" chuẩn bị Tết, sẵn sàng tuyên chiến với hàng… "thổi giá"
Nhiều siêu thị tại TPHCM đã chuẩn bị kế hoạch phân phối hàng hóa trong dịp Tết nguyên đán. Năm nay, các doanh nghiệp lớn tại thành phố sẽ chuẩn bị lượng hàng hóa khoảng 10.425 tỷ đồng để phục vụ Tết.
Đại diện Saigon Co.op cho biết, năm nay, để giảm áp lực mua sắm dồn vào những ngày cuối năm, hệ thống Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smiles… của đơn vị này sẽ đồng loạt giảm giá hàng Tết sớm từ trước 2 tháng để giúp người tiêu dùng chủ động kế hoạch mua sắm.
Những ngày cận Tết, người dân chỉ cần chọn những thực phẩm chế biến sẵn tiện lợi của siêu thị.
Theo đó, từ 16/12 đến Tết, hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp này sẽ bắt đầu luân phiên giảm giá mạnh cho hàng nghìn sản phẩm theo thứ tự ưu tiên gồm sản phẩm vệ sinh và trang trí nhà cửa; sản phẩm chăm sóc cá nhân; hàng thời trang; giỏ quà tết, các loại thực phẩm ngâm, mứt và gia vị.
Đến thời điểm cận Tết thì các sản phẩm như lạp xưởng, trái cây, thịt kho hột vịt, bánh chưng, mâm cỗ Tết sẽ được giảm giá mạnh.
Đại diện Saigon Co.op cũng cho biết, đơn vị này sẵn sàng can thiệp thị trường để hàng hóa Tết không bị đẩy giá trong bối cảnh người tiêu dùng còn nhiều khó khăn sau dịch.
Saigon Co.op đã chuẩn bị xong lượng hàng hóa thiết yếu lớn, có thể phục vụ 3 tháng trước, trong và sau Tết Tân Sửu với tổng giá trị lên đến gần 5.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm trước.
Trong đó, phần lớn ngân sách ưu tiên đầu tư cho trữ lượng 9 nhóm hàng bình ổn thị trường gồm: gạo, đường, dầu ăn, thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả, thủy hải sản, còn lại dành cho các mặt hàng thực phẩm, phi thực phẩm và các loại đặc sản Tết.
Theo ông Nguyễn Anh Đức - Tổng Giám đốc Saigon Co.op, do tình hình dịch bệnh kéo dài từ đầu năm đến nay gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất cung cấp hàng hóa nên đơn vị này đã chủ động lên phương án dự trữ hàng hóa từ rất sớm.
Đồng thời, hệ thống siêu thị này cũng đã chuẩn bị nhiều phương án vận chuyển phân phối hàng hóa kịp thời để kịp thời ứng phó với chuyển biến của dịch bệnh nhằm đảm bảo hàng thiết yếu giá tốt luôn đầy đủ, không bị "đứt hàng".
Trong phương án dự trữ hàng hóa năm nay, siêu thị cũng đã bổ sung dự phòng một lượng tương đối các mặt hàng phòng chống dịch như khẩu trang, dung dịch sát trùng, nước rửa tay.
Cũng theo ông Đức, toàn hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op sẽ cố gắng giữ và giảm giá. Thiết kế giảm giá sớm và khoa học để giảm áp lực mua sắm cho người dân. Những ngày cận Tết, người dân chỉ cần mua các loại thực phẩm tươi sống hoặc đặt mua các món chế biến sẵn ở siêu thị, tiện lợi và tiết kiệm thời gian.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, đại diện hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+ cho biết, đơn vị này đã lập kế hoạch phân phối cho hàng hóa phục vụ Tết từ tháng 10/2020. Kế hoạch phục vụ Tết được tính toán sớm để kịp thời gian cho đối tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.
"Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và nhìn thấy xu hướng mua sắm, tiêu dùng của khách hàng thay đổi trong 11 tháng qua, chúng tôi cũng không quá lạc quan về tăng trưởng doanh thu trong dịp Tết năm nay. Tuy nhiên theo truyền thống thì Tết vẫn là một dịp đặc biệt với người Việt cộng với kì nghỉ dài ngày nên nhu cầu đoàn viên, sum họp ăn uống cùng nhau là nhu cầu không thể thay đổi", bà Thủy nói.
Theo bà Thủy, năm nay kinh tế khó khăn, thu nhập của người dân bị giảm mạnh vì vậy siêu thị sẽ tập trung cung ứng các nhu yếu phẩm thiết thực cho bữa cơm gia đình đoàn viên ngày Tết, đủ chất và đảm bảo chất lượng an toàn sức khỏe.
Còn theo đại diện hệ thống siêu thị Bách Hóa Xanh, do tình hình Covid-19 diễn ra phức tạp nên đơn vị này dự báo sức mua hàng Tết năm nay của người dân chỉ tăng 30% so với bình thường.
Siêu thị sẽ tập trung vào các sản phẩm ngày Tết như: thịt, hải sản tươi sống, rau xanh, nước ngọt, bánh kẹo, thực phẩm chế biến… Trước Tết nguyên đán, siêu thị cũng sẽ tung ra nhiều khuyến mãi cho khách hàng như "mua 1 tặng 1" hoặc giảm giá đến 50% nhiều mặt hàng…
Đại diện hệ thống siêu thị Big C cho biết, siêu thị này cũng sẽ triển khai đồng loạt các chương trình khuyến mãi dịp Tết đối với hàng chục ngàn sản phẩm như: bánh kẹo, mứt Tết, bia rượu, nước giải khát, đồ trang trí Tết, đồ gia dụng, điện tử, điện máy, quần áo thời trang.
Theo dự báo của Big C, nhu cầu mua hàng thực phẩm tươi sống tại siêu thị này sẽ tăng khoảng 50%. Siêu thị sẽ giới thiệu các sản phẩm ngũ quả trưng Tết phù hợp phong tục vùng miền. Điển hình như miền Bắc là trái Phật Thủ; miền Nam và miền Trung là các loại trái tạo hình như bưởi hồ lô, khóm long phụng, dưa hấu khắc chữ...
Để phục vụ nhu cầu mua sắm cao điểm dịp Tết năm nay, bộ phận thu mua của siêu thị đã làm việc với các nhà cung cấp để chuẩn bị nguồn cung ứng thịt heo tăng khoảng 20%, thịt gia cầm tăng 25% so với Tết 2020.
Đại diện Sở Công Thương TPHCM cho biết, nhiều thương hiệu mạnh, quy mô lớn đã chuẩn bị nguồn hàng bình ổn thị trường trị giá hơn 7.132 tỷ đồng cho dịp Tết.
Riêng trong tháng cao điểm phục vụ Tết (mùng 1-30 tháng Chạp Âm lịch), tổng giá trị hàng hóa của các doanh nghiệp chuẩn bị là hơn 10.425 tỷ đồng, hàng bình ổn thị trường là hơn 4.172 tỷ đồng.
Theo Sở Công Thương TP HCM, lượng hàng chuẩn bị tiêu thụ trong dịp Tết năm nay tăng 4,4% - 17,3% so với kế hoạch thành phố giao và tăng 12% - 21,2% so với lượng hàng chuẩn bị trong dịp Tết Canh Tý 2020.
Nhiều nhóm hàng được chuẩn bị với số lượng lớn phải kể đến như: thịt gia cầm hơn 7.488 tấn (chiếm 54,5%), trứng gia cầm gần 68 triệu quả (47%), thực phẩm chế biến hơn 1.051 tấn (28,1%), thịt gia súc hơn 5.594 tấn (21%), dầu ăn hơn 1.671 tấn (27,5%), gạo hơn 3.943 tấn (31,5%)…
Dịp Tết năm nay, Sở Công Thương TPHCM đã làm việc với các địa phương như Đồng Tháp, An Giang, Đồng Nai, Bến Tre, Bình Dương, Lâm Đồng… để tiêu thụ nông sản, đặc sản cho bà con. Các địa phương sẽ đưa hàng hóa đến TPHCM tiêu thụ và ngược lại, hàng hóa sản xuất ở TPHCM sẽ được đưa đi phân phối ở các tỉnh thành khác.
Đại Việt/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Trong 6 tháng đầu năm 2025: Cả nước thu hút vốn FDI đạt trên 21 tỷ USD
Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD, tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng trưởng kinh tế cả nước trong quý 2 năm 2025 tăng gần 8%
Tổng cục Thống kê cho biết, tăng trưởng kinh tế của cả nước trong quý 2 năm 2025 tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng hơn 7,5% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng cao nhất của sáu tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025.

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thanh Hóa
Thanh Hóa là địa phương có nhiều thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Nhằm gia tăng giá trị, trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư, khai thác lợi thế, tạo ra các sản phẩm có chất lượng; không chỉ đáp ứng thị trường trong nước, mà còn đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Quy định về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 163 quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Dược. Trong đó, quy định rõ về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử.

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, tuyến đường bộ ven biển có tổng chiều dài 2.838 km, với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV. Tuyến đường được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa khoảng 623 km quốc lộ và trên 2.200 km đường địa phương thuộc quy hoạch cấp tỉnh. Bộ Xây dựng cho biết, đến cuối năm nay, cả nước sẽ có khoảng 1.600km đường ven biển.

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND 34 tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản
Thời gian qua, cùng với tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo nông sản, thực phẩm đưa ra thị trường phải đạt chất lượng an toàn.

Các xã miền núi Thanh Hóa phát triển được 11.800 ha cây ăn quả
Hiện nay, các xã miền núi của Thanh Hóa có khoảng 11.800 ha cây ăn quả. Tổng sản lượng cây ăn quả của khu vực ước đạt từ 180 – 200.000 tấn/năm.

Sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn
Hiện nay, đàn bò sữa của Thanh Hóa có hơn 11.000 con. Năng suất sữa tươi bình quân đạt 20 lít/ngày/con (khoảng 6.000 lít/chu kỳ/con). 6 tháng năm 2025, sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn, tăng 81,6% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.