ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Síp có thể là nguồn khí đốt thay thế Nga cho châu Âu?

Chính phủ Síp đang nỗ lực tìm cách trợ giúp các nước Liên minh châu Âu (EU), vốn đang chạy đua để tìm nguồn cung thay thế khí đốt của Nga, giữa lúc "lục địa già" đối mặt khủng hoảng năng lượng.

31/07/2022 09:04

Síp có thể là nguồn khí đốt thay thế Nga cho châu Âu? - Ảnh 1.

Nga vẫn là quốc gia cung cấp khí đốt nhiều nhất cho châu Âu (Ảnh minh họa: AFP).

Việc EU cấp tập tìm nguồn thay thế khí đốt tự nhiên của Nga đã thu hút sự chú ý của những nhà sản xuất khí đốt khác nhau ở cả các khu vực sản xuất lâu đời và mới nổi.

Tại quốc đảo Síp, việc thăm dò khí đốt trở thành một ưu tiên chiến lược. Đảo quốc nhỏ bé ở Địa Trung Hải là một quốc gia mới trong lĩnh vực khí đốt, với việc phát hiện ra khí đốt ở mỏ ngoài khơi Aphrodite năm 2011, ước tính chứa khoảng 1.300 tỷ m3 khí.

Được điều hành bởi Chevron và Shell, cùng với một công ty của Israel, NewMed Energy, mỏ Aphrodite sẽ sớm được thăm dò thêm một giếng nữa và vào cuối năm. Chevron sẽ trình bày kế hoạch phát triển mới nhất trong lĩnh vực này cho chính phủ Síp.

Trả lời Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn tuần này, Bộ trưởng Năng lượng Síp Natasa Pilides cho biết, châu Âu là điểm đến tự nhiên cho nguồn khí đốt vẫn chưa được khai thác của nước này.

Đất nước này tiêu thụ nhiều khí đốt hơn so với lý thuyết có thể sản xuất, nhưng châu Âu là thị trường gần nhất, và là một thị trường rất tiềm năng.

"Châu Âu là một khách hàng khí đốt tiềm năng của Síp vì EU đã xác nhận rằng khí đốt tự nhiên sẽ vẫn là nhiên liệu cầu nối cho đến năm 2049 như một phần của quá trình chuyển đổi xanh, vì vậy các công ty hiện có thể thoải mái đảm bảo các hợp đồng dài hạn", ông Pilides nói với Bloomberg.

Quan chức trên cũng cảnh báo về ý định của EU trong việc giảm dần sự phụ thuộc khí đốt Nga bất cứ khi nào chiến tranh Ukraine kết thúc, điều này chắc chắn sẽ thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho các nhà cung cấp khí đốt không phải của Nga cho lục địa này.

Aphrodite không phải là mỏ khí đốt duy nhất của Síp. Đầu năm nay, Eni của Italy và TotalEnergies của Pháp đã bắt đầu khoan thăm dò một giếng khí đốt tự nhiên khác ngoài khơi bờ biển Síp, nơi cách đây vài năm đã mang lại khám phá đáng kể.

Mỏ Glaucus-2 chứa nguồn tài nguyên tại chỗ ước tính từ 1.500-2.500 m3 khí vào năm 2019. Mỏ Glaucus được Exxon, công ty hợp tác với Qatar Petroleum, phát hiện. Giờ đây, hai công ty lớn của châu Âu cũng đang tiếp tục khoan thăm dò ở đó.

Một phát hiện lớn thứ ba gần đây ở Síp là mỏ Calypso với nguồn khí đốt dồi dào cũng được phát hiện bởi Eni và TotalEnergies.

Còn nhiều khó khăn

Síp có thể là nguồn khí đốt thay thế Nga cho châu Âu? - Ảnh 2.

Đảo Síp sở hữu những mỏ khí đốt lớn (Đồ họa: Britannica).

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi của Síp thành một trung tâm khí đốt lớn của khu vực đã bị tụt hậu so với động lực cung, cầu.

Theo báo cáo của Reuters từ năm 2020, việc phát triển mỏ Aphrodite đã bị trì hoãn do các đối tác vận hành mỏ này đang đàm phán lại thỏa thuận chia sẻ sản lượng của họ với chính phủ Síp.

"Thị trường nội địa và cơ sở hạ tầng xuất khẩu hiện có còn hạn chế. Và khối lượng không đủ để ExxonMobil và đối tác Qatar Petroleum cung cấp cho nhà máy LNG hai đầu tàu, vốn là mục tiêu của quan hệ đối tác", nhà phân tích Robert Morris của Wood Mac nói với Reuters vào năm 2020.

Hiện mọi thứ đã thay đổi trong bối cảnh nhu cầu của EU đối với bất kỳ loại khí đốt nào không đến từ Nga đã tăng đột biến, đang có tác động lớn đến lĩnh vực khí đốt của Síp. Tại Glaucus, vấn đề dường như là không đủ nguồn lực cho các kế hoạch của Exxon đối với lĩnh vực này.

Và cũng còn những thách thức khác. Thổ Nhĩ Kỳ không hài lòng với việc Síp phát triển các nguồn khí đốt ở những nơi Ankara cho là đang tranh chấp. Tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa hai bên từ lâu vẫn là một vấn đề "đau đầu" đối với Síp.

Ngoài ra, còn mối lo về cơ sở hạ tầng xuất khẩu. Hiện tại, công ty Energean đang có ý tưởng xây dựng một đường ống dẫn từ các mỏ ngoài khơi của Israel đến Síp và sau đó kết nối đường ống này với một tàu sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nổi, sử dụng cả khí đốt của Israel và Síp.

Síp sẽ cần vài năm nữa trước khi bắt đầu sản xuất khí đốt từ tất cả những phát hiện quan trọng này. Chẳng hạn như lượng khí đốt đầu tiên từ mỏ Aphrodite dự kiến sẽ tham gia thị trường vào năm 2027. Đường ống Energean có thể được hoàn thành vào năm 2026. Cho đến lúc đó, châu Âu sẽ phải tìm kiếm nguồn cung ở nơi khác.

Nguồn: dantri.com.vn

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Iran chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống vòng 2

Iran chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống vòng 2

18:54 , 01/07/2024

Từ ngày 30/6, các ứng cử viên Tổng thống tại Iran đã bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử cho cuộc bầu cử Tổng thống vòng 2, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 5/7 tới, do không có ứng viên nào dành được quá bán số phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử vòng 1 trước đó.

Israel khẳng định không thay đổi mục tiêu cuộc chiến tại Gaza

Israel khẳng định không thay đổi mục tiêu cuộc chiến tại Gaza

18:53 , 01/07/2024

Ngày 30/6, Lãnh đạo Chính phủ Israel một lần nữa khẳng định mục tiêu không đổi của nước này trong cuộc chiến kéo dài gần 9 tháng qua tại dải Gaza, bao gồm việc đánh bại hoàn toàn lực lượng Hamas, giải cứu con tin, và đảm bảo, Gaza không còn là mối đe dọa với Israel trong tương lai.

Một người chết, 18 người bị thương trong vụ nổ bom xe ở Yala, miền nam Thái Lan

Một người chết, 18 người bị thương trong vụ nổ bom xe ở Yala, miền nam Thái Lan

18:52 , 01/07/2024

Các phần tử nổi dậy bị tình nghi đã cho nổ một quả bom tự chế giấu trong một chiếc xe đậu bên ngoài một tòa nhà ở quận Bannang Sata của Yala, miền nam Thái Lan, gần biên giới Malaysia ngày 30/6, khiến một phụ nữ thiệt mạng và 18 người bị thương.

Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa đạn đạo

Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa đạn đạo

18:51 , 01/07/2024

Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn quân đội nước này thông báo Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo không xác định về phía Đông bán đảo Triều Tiên vào sáng 1/7, đánh dấu vụ phóng thứ 2 chỉ trong một tuần.

Tổng thống Mỹ Joe Biden thừa nhận không thể hiện tốt trong cuộc tranh luận đầu tiên

Tổng thống Mỹ Joe Biden thừa nhận không thể hiện tốt trong cuộc tranh luận đầu tiên

18:16 , 29/06/2024

Một ngày sau màn đối đầu trong cuộc tranh luận đầu tiên trong mùa bầu cử tổng thống Mỹ 2024 do CNN tổ chức, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 28/06 đã thừa nhận không có màn thể hiện tốt. Mặc dù vậy, đương kim tổng thống Joe Biden khẳng định sẽ tiếp tục cuộc đua vào Nhà Trắng

Triều Tiên họp toàn thể lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 8

Triều Tiên họp toàn thể lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 8

18:15 , 29/06/2024

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, ngày 28/6, Triều Tiên đã tiến hành cuộc họp toàn thể mở rộng lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa 8 để đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách nhà nước trong nửa đầu năm.

Indonesia tiến hành thanh tra trung tâm dữ liệu của chính phủ sau vụ tấn công mạng

Indonesia tiến hành thanh tra trung tâm dữ liệu của chính phủ sau vụ tấn công mạng

18:14 , 29/06/2024

Ngày 28/6, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã chỉ thị thanh tra toàn bộ trung tâm dữ liệu của Chính phủ. Chỉ thị được đưa ra sau khi các quan chức cho biết phần lớn dữ liệu bị ảnh hưởng trong một vụ tấn công mạng bằng mã độc tống tiền (ransomware) mới đây không được sao lưu.

Cuba sửa đổi Luật Di cư, Nhập cư và Quốc tịch

Cuba sửa đổi Luật Di cư, Nhập cư và Quốc tịch

18:11 , 29/06/2024

Cuba vừa công bố dự thảo luật Di cư, Nhập cư và Quốc tịch nhằm tăng cường quan hệ với cộng đồng cư dân ở nước ngoài. Ngày 28/6, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez khẳng định, dự thảo luật không giới hạn các quyền của công dân mà tiếp tục tăng cường tình đoàn kết của người dân đảo quốc này trong bối cảnh tình hình di cư đang diễn biến phức tạp.

Thổ Nhĩ Kỳ để ngỏ khả năng khôi phục quan hệ với Syria

Thổ Nhĩ Kỳ để ngỏ khả năng khôi phục quan hệ với Syria

18:11 , 29/06/2024

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan Erdogan không loại trừ khả năng sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Syria Bashar al-Assad nhằm khôi phục quan hệ song phương giữa hai quốc gia láng giềng. Tuyên bố được ông Erdogan đưa ra ngày 28/6, sau khi ông Assad cũng đưa ra ý tưởng tương tự trong một phát biểu trước đó một ngày.

Nhật Bản thay thế quan chức phụ trách tiền tệ giữa lúc đồng yen trượt dốc

Nhật Bản thay thế quan chức phụ trách tiền tệ giữa lúc đồng yen trượt dốc

18:10 , 29/06/2024

Nhật Bản ngày 28/6 quyết định bổ nhiệm ông Atsushi Mimura làm Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế bao gồm tiền tệ, thay thế ông Masato Kanda. Đây là nỗ lực can thiệp của chính phủ Nhật Bản vào thị trường ngoại hối, nhằm ngăn chặn sự trượt giá của đồng yen so với đồng bạc xanh.