Slovenia trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên tuyên bố hết dịch Covid-19
Cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới vừa ghi nhận một dấu mốc mới đầy lạc quan. Đó là việc chính phủ Slovenia ngày 15.5 tuyên bố nước này chính thức hết dịch Covid-19 sau 2 tháng công bố dịch. Điều này đồng nghĩa Slovenia là quốc gia châu Âu đầu tiên công bố dịch bệnh đã được đẩy lùi, đồng thời mở cửa trở lại lại biên giới giáp các quốc gia Italia, Áo, Croatia và Hungary.
![]() |
Thủ tướng Janez Jansa nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh tại Slovenia được kiểm soát tốt nhất ở châu Âu và thời điểm này không cần phải tiếp tục sử dụng các biện pháp đặc biệt để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Do đó, nước này có thể tuyên bố hết dịch.
Cùng ngày, Chính phủ Slovenia cũng mở cửa trở lại biên giới cho cư dân EU có thể tự do đi lại từ các quốc gia láng giềng như Áo, Italia và Hungary nhưng phải qua các trạm kiểm soát được thiết lập từ trước, đối với công dân ngoài EU có mong muốn nhập cảnh sẽ phải cách ly bắt buộc 14 ngày. Mặc dù chính phủ nước này tuyên bố hết dịch Covid-19 nhưng một số các biện pháp vẫn được duy trì như đeo khẩu trang bắt buộc, cấm tụ tập đông người tại nơi công cộng, đảm bảo các quy tắc về giãn cách xã hội. Tuyên bố hết dịch Covid-19 của Slovenia đồng nghĩa với việc chính phủ tránh được việc gia hạn tình trạng khẩn cấp cho đến cuối tháng 6 và có thể triển khai sớm các gói cứu trợ kinh tế đã được lên kế hoạch từ trước.
Slovenia ghi nhận trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên vào ngày 4/3, là một người trở về từ Italia. Trong đợt dịch bệnh nguy hiểm này, quốc gia với 2 triệu dân này có 1.465 trường hợp mắc, trong đó có 103 ca tử vong.
Cùng chung tín hiệu lạc quan về diến biến tình hình dịch bệnh, ngày 15/5, học sinh tiểu học và trung học tại Bỉ đã bắt đầu đi học trở lại sau hơn 2 tháng đóng cửa trường học. Để phòng dịch và ngăn ngừa nguy cơ tái bùng phát COVID-19, các trường học tại Bỉ đã tăng cường các biện pháp kiểm dịch như: đo thân nhiệt, lắp đặt các phương tiện khử trùng. Các học sinh được phân chia theo nhiều ca học khác nhau để đảm bảo quy định về giãn cách xã hội và hướng dẫn của Chính phủ nước này.
Cùng ngày tại Mỹ, bang New York (tâm dịch lớn nhất của Mỹ) đã chính thức mở cửa lại một phần các hoạt động kinh tế. Mở cửa từng phần, theo từng giai đoạn là quyết định mới nhất được chính quyền bang New York đưa ra. Các khu vực trung và bắc của bang này mở cửa trở lại đúng hạn vào ngày 15/5 trong khi phần còn lại sẽ lùi tiếp tới 13/6. Nếu lệnh giới nghiêm được thực hiện tốt như hiện nay, thời điểm mở cửa toàn bang 13/6 là hoàn toàn khả thi. Quyết định này dù khó khăn nhưng được dư luận New York ủng hộ.
Trong khi tại Châu Á, Chính phủ Thái Lan đã thông qua giai đoạn 2 quá trình nới lỏng hạn chế, bắt đầu từ ngày 17/5. Đây là giải pháp nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch. Được biết, Chính phủ Thái Lan đã lên kế hoạch cho 4 giai đoạn nới lỏng phong tỏa, dự kiến kéo dài trong vòng 2 tháng để hoàn toàn mở lại các hoạt động với điều kiện kiểm soát được số ca mắc COVID-19 mới.
Trong lúc này, tại nhiều quốc gia, dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers, tổng số ca nhiễm bệnh Covid-19 trên toàn thế giới hiện là 4.628.549trường hợp, trong đó 308.645 trường hợp tử vong. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 213 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Nga và Brazil là hai điểm nóng báo động đỏ. Trong 24 giờ qua, Nga ghi nhận thêm 10.598 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 262.843 ca. Nga hiện là nước có số ca nhiễm Covid-19 cao thứ ba thế giới, sau Mỹ và Tây Ban Nha. Trong khi đó, Brazil là nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 ở Nam Bán cầu, với 220.291 ca mắc và 14.962 ca tử vong do dịch bệnh này. Ngày 15.5, Bộ trưởng Y tế nước này, ông Barsil Nelson Teich, đã nộp đơn xin từ chức chỉ trong vòng chưa đầy một tháng nhậm chức do có nhiều bất đồng với Tổng thống Jair Bolsonaro trong cách thức xử lý khủng hoảng dịch bệnh.
Theo Bản tin 18h30 16/5
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xung đột Hamas - Israel: Cơ quan cứu trợ LHQ lên án Israel phong tỏa Gaza
Ngày 29/4, Cơ quan cứu trợ và việc làm của Liên hợp quốc cho người tị nạn Palestine (UNRWA) đã lên án động thái phong tỏa kéo dài 2 tháng qua của Israel đối với Dải Gaza, khiến nhiều gia đình tại dải đất hẹp ven Địa Trung Hải này lâm vào cảnh khốn khó.

Nga kêu gọi thiết lập một cấu trúc an ninh mới trên thế giới
Ngày 29/4, phát biểu tại diễn đàn quốc tế “Di sản vĩ đại - tương lai chung” tổ chức ở Nga, nhân kỷ niệm 80 năm ngày chiến thắng phát xít (9/5/1945-9/5/2025), Tổng thống Vladimir Putin đã kêu gọi các nước thiết lập một cấu trúc an ninh mới trên thế giới.

Truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin về lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 tại Việt Nam
Ngày 30/4, hàng loạt hãng thông tấn và báo chí quốc tế đã đưa tin đậm nét về lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Việt Nam. Sự kiện trọng đại này được tổ chức long trọng tại TP. Hồ Chí Minh và được truyền hình trực tiếp trên cả nước, thu hút sự quan tâm của nhân dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế. Tròn nửa thế kỷ sau chiến thắng vang dội của chiến dịch Hồ Chí Minh, thế giới hôm nay tiếp tục dõi theo một Việt Nam đổi mới, phát triển và hội nhập – nhưng vẫn không quên những trang sử bi tráng đã làm nên bản sắc kiên cường của dân tộc.

Tổng thống Mỹ giảm thuế nhập khẩu ô tô và phụ tùng
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký sắc lệnh điều chỉnh chính sách thuế quan đối với ngành công nghiệp ô tô, một quyết định được đưa ra chỉ vài ngày trước khi ông tới thăm bang Michigan - trung tâm sản xuất ô tô của nước Mỹ. Quyết định này được đưa ra nhằm thúc đẩy việc đưa hoạt động sản xuất ô tô trở lại Mỹ.

Iraq cảnh báo “hậu quả thảm khốc” với Trung Đông nếu đàm phán Mỹ - Iran thất bại
Các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran nếu thất bại có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc cho toàn bộ khu vực Trung Đông. Đây là cảnh báo của Bộ trưởng Ngoại giao Iraq Fuad Hussein trong một cuộc phỏng vấn ngày 29/4 khi nói về đàm phán giữa Washington và Tehran.

Ấn Độ - Pakistan đứng trước nguy cơ xung đột trực tiếp
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan tiếp tục leo thang lên mức nguy hiểm sau vụ tấn công khủng bố kinh hoàng tại thị trấn du lịch Pahalgam, vùng lãnh thổ liên bang Jammu và Kashmir hôm 22/4. Diễn biến trong 24 giờ qua cho thấy, hai nước đang chuẩn bị các kịch bản cho những hành động trả đũa bằng quân sự. Trong một tuyến bố ngày 29/4, Bộ trưởng Thông tin Pakistan cho biết Ấn Độ dự định phát động một cuộc tấn công quân sự nhằm vào nước này trong vòng 24 đến 36 giờ tới.

Ukraine nói về khả năng đàm phán trực tiếp với Nga
Ukraine đang rất kỳ vọng về một lệnh ngừng bắn với Nga sẽ đạt được trong cuộc họp tại London, trong ngày hôm nay 23/04, khi gặp lại các đối tác Mỹ, Anh, Đức và Pháp. Cả Nga và Ukraine đều đã để ngỏ khả năng đàm phán trực tiếp giữa lúc rộ tin về sự công nhận các vùng lãnh thổ mới cho Nga từ phía Mỹ.

Phái đoàn Hamas đến Ai Cập thảo luận ngừng bắn tại Gaza: Hy vọng mới cho một thỏa thuận hòa bình
Một phái đoàn cấp cao của phong trào Hồi giáo Hamas đã đến thủ đô Cairo của Ai Cập để tham gia các cuộc đàm phán với mục tiêu đạt được một thỏa thuận ngừng bắn toàn diện với Israel, giữa bối cảnh xung đột tại Dải Gaza leo thang nghiêm trọng trở lại trong những tuần gần đây. Chuyến đi được đánh giá là bước tiến ngoại giao quan trọng, mở ra hy vọng về việc chấm dứt vòng xoáy bạo lực đã kéo dài nhiều tháng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump có phần mềm mỏng hơn về thuế quan đối với Trung Quốc
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đánh giá, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 dường như đã dịu giọng về cuộc chiến thương mại với Trung Quốc khi phát biểu tại Phòng Bầu dục rằng mức thuế cao 145% áp lên hàng hóa Trung Quốc “sẽ giảm đáng kể, nhưng không về mức bằng 0”.

Ấn Độ: Xả súng nhằm vào khách du lịch khiến hơn 20 người thiệt mạng
Cảnh sát Ấn Độ ngày 22/4 cho biết, ít nhất 27 người đã thiệt mạng trong một vụ nổ súng nhằm vào khách du lịch. tại khu nghỉ dưỡng Pahalgam, thuộc Jammu và Kashmir, nơi tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, và hiện đang nằm dưới sự quản lý của Ấn Độ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.