Sợ bị nhầm là của Trung Quốc, Đài Loan đổi tên hãng bay China Airlines
Cơ quan lập pháp của Đài Loan ngày 22/7 đã thông qua đề xuất đổi tên hãng hàng không lớn nhất của hòn đảo này, China Airlines, để tránh nhầm lẫn với các hãng bay của Trung Quốc đại lục.
China Airlines (CAL) của Đài Loan thường xuyên bị tưởng lầm là Air China, hãng hàng không của Trung Quốc đại lục. Dư luận Đài Loan từng nhiều lần kêu gọi thay đổi tên gọi của China Airlines để tránh sự nhầm lẫn.
Đại dịch Covid-19 đã tạo ra động lực mới cho những áp lực này. Đài Loan sử dụng China Airlines để hỗ trợ thiết bị và vật tư y tế cho nhiều quốc gia, dẫn đến sự hiểu nhầm về nguồn gốc số hàng viện trợ.
Trong những tháng gần đây, China Airlines đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế trong việc đón các công dân Đài Loan bị mắc kẹt ở Trung Quốc vì dịch Covid-19 hồi hương, cũng như gửi khẩu trang và các vật tư y tế khác mà chính phủ Đài Loan viện trợ các nước trên thế giới.
Ngày 22/7, cơ quan lập pháp Đài Loan đã thông qua đề xuất yêu cầu cơ quan giao thông lãnh thổ này thay đổi tên gọi của China Airlines.
Người phát ngôn của cơ quan lập pháp Đài Loan, Yu Shyi-kun, tuyên bố cơ quan quản lý vận tải “cần giúp CAL định vị hình ảnh trên trường quốc tế với tư cách Đài Loan để bảo vệ lợi ích của Đài Loan”.
“Cơ quan giao thông cần giúp China Airlines dễ nhận biết hơn và tránh sự nhầm lẫn rằng đây là một hãng hàng không của Trung Quốc đại lục”, người phát ngôn cơ quan lập pháp Đài Loan tuyên bố.
Tuy đề xuất đổi tên đã được thông qua, các cơ quan lập pháp vẫn chưa công bố thời gian cụ thể cho việc thực hiện.
Phía phản đối cảnh báo quyết định đổi tên này có thể chọc giận Trung Quốc, đặc biệt nếu các thông tin cụ thể về Đài Loan được thêm vào.
Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của mình.
Hương Vũ/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thạch Thành: Vốn tín dụng chính sách hơn 696 tỷ đồng
Trong những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vay vốn phát triển kinh tế.

Sử dụng phân bón hữu cơ, hướng tới nền nông nghiệp an toàn
Những năm gần đây, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chuyển từ phân bón hóa học sang sử dụng các loại phân bón hữu cơ. Qua đó, giúp bảo vệ môi trường, cải tạo đất, tạo ra nông sản sạch, an toàn.

Từ 1/6, doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ phải xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Từ 1/6, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế.

Khi tiểu thương chợ truyền thống bán hàng online
Tận dụng những lợi ích từ công nghệ số và mạng xã hội mang lại, nhiều tiểu thương đã kết hợp hình thức bán hàng truyền thống và buôn bán online nhằm tìm kiếm cơ hội tiếp xúc với khách hàng, giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, đối với nhiều người, việc bán hàng online còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Thanh Hóa thu ngân sách 21.295 tỷ đồng
Trong 5 tháng đầu năm 2025, kinh tế tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển ổn định. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 21.295 tỷ đồng, bằng 46,8% dự toán năm.

Xuất nhập khẩu đạt trên 313 tỷ USD
Theo Cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/5, quy mô kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam đã đạt hơn 313 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2024.

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích trồng lúa, việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được nhân rộng ở nhiều địa phương. Mỗi năm, Thanh Hóa có hàng chục nghìn ha lúa được sản xuất theo hình thức liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm.

Nghị quyết 68 tạo động lực phát triển nghề chế biến thủy sản ở Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển nghề chế biến thủy hải sản. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, ngành nghề này vẫn phát triển nhỏ lẻ, thiếu khả năng cạnh tranh. Vì vậy, việc ra đời nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng để các cơ sở chế biến thủy hải sản ở Thanh Hóa đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng lực chế biến.

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng
Từ chỗ chỉ là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, hiện nay kinh tế tư nhân đã được xác định là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Theo Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, kinh tế tư nhân, mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đang được trao cơ hội và nguồn lực toàn diện để dẫn dắt kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Và các doanh nghiệp tư nhân tại Thanh Hóa cũng sẽ đứng trước vận hội phát triển mới.

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ - Nâng cao hiệu quả lúa gạo
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích trồng lúa, việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được nhân rộng ở nhiều địa phương. Mỗi năm, Thanh Hóa có hàng chục nghìn ha lúa được sản xuất theo hình thức liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.