Số hóa hoạt động quản lý tàu cá và khai thác hải sản
Chuyển đổi số trong lĩnh vực thủy sản sẽ thay đổi phương thức sản xuất để đạt mục tiêu trở thành nghề cá hiện đại và cũng là giải pháp căn bản để hệ thống hóa dữ liệu quản lý tàu cá. Vì vậy, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng đến việc tuyên truyền, vận động ngư dân ứng dụng công nghệ vào khai thác, giúp nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm thủy sản.
Trở về sau chuyến đi biển gần nửa tháng, tàu cá TH90296 của ông Viên Đình Hùng, ở phường Quang Tiến, thành phố Sầm Sơn thu về được 5 tấn hải sản, trong đó có nhiều loại hải sản giá trị kinh tế cao. Theo ông Hùng, chính việc ứng dụng các thiết bị công nghệ mới đã giúp tàu cá của gia đình ông khai thác hiệu quả hơn.
Đặc biệt, việc lắp đặt máy dò ngang với bán kính dò 2.000m đã giúp kiểm soát được vùng nước xung quanh tàu và phát hiện những đàn cá ở vị trí cách xa tàu.
Ông Viên Đình Hùng, chủ tàu cá TH90296, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tàu của tôi được trang bị máy nhận dạng, máy dò đứng, dò quét, có thể phát hiện cá. Các thiết bị càng hiện đại thì việc đánh bắt càng thuận lợi."
Thanh Hóa hiện có trên 6.000 tàu cá, trong đó, tàu có chiều dài từ 15 m trở lên (thuộc diện tham gia đánh bắt vùng khơi) là gần 1.100 chiếc. Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Thanh Hóa, toàn tỉnh có khoảng 30% tàu cá hoạt động xa bờ ứng dụng công nghệ dò tìm bằng máy dò Sona; 10% tàu cá ứng dụng bảo quản sản phẩm bằng hầm bảo quản vật liệu mới PU; 10% tàu cá ứng dụng hệ thống đèn Led tiết kiệm năng lượng để dẫn dụ cá; và nhiều công nghệ, cải tiến mới khác.
Cùng với việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ nâng cao năng suất khai thác hải sản, 100% tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên của Thanh Hóa đều đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, tín hiệu được cập nhật vào đất liền 24/24 giờ. 100% tàu cá có đăng ký của tỉnh Thanh Hóa đã được nhập vào cơ sở dữ liệu nghề cá Quốc gia Việt Nam (Vn-fishbase). Hệ thống Vn-fishbase là cơ sở dữ liệu trực tuyến và đồng bộ cho quản lý thông tin về đăng ký, đăng kiểm tàu cá, hạn ngạch khai thác thủy sản, giấy phép khai thác thủy sản; dữ liệu về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão; dữ liệu về nhật ký, báo cáo khai thác; xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác; chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác...Đây là cơ sở dữ liệu khá toàn diện và trở thành công cụ hữu ích trong quản lý nghề cá, năng lực khai thác hải sản.
Ông Lê Công Kích, Phó Giám đốc Ban Quản lý cảng cá Thanh Hóa cho biết, sau khi chuyển đổi số, lắp đặt trang thiết bị theo quy đinh, việc quản lý các tàu cá rất thuận lợi, biết được hành trình của tàu cá khai thác trên biển.
Ông Lê Quang Sáng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Thanh Hóa cho biết: "Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường kiểm soát tàu cá, cập cảng và rời cảng, đặc biệt giám sát sản lượng trên cảng, tránh việc ngư dân khai thác bất hợp pháp."
Hiện nay, Chi cục Thủy sản Thanh Hóa đang tích cực tuyên truyền và triển khai chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ vật liệu mới trong đóng mới hầm bảo quản sản phẩm khai thác thủy sản, hỗ trợ mua thiết bị giám sát hành trình và phí thuê bao dịch vụ thiết bị giám sát hành trình cho chủ tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Đồng thời, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý tàu cá. Qua đó, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thủy sản sau khai thác cũng như hiệu quả công tác quản lý tàu cá trên địa bàn.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.