Số hóa lĩnh vực Bảo hiểm xã hội
Nhằm phục vụ hiệu quả người dân và doanh nghiệp khi tham gia giải quyết các chế độ bảo hiểm, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Thanh Hóa đã phát huy tối đa nền tảng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ của ngành.
Theo đó, Bảo hiểm xã hội Thanh Hóa và các đơn vị trực thuộc đã trang bị đầy đủ máy tính, thiết bị, đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng, bảo đảm đủ điều kiện để kết nối liên thông các phần mềm nghiệp vụ của ngành và các ứng dụng dùng chung để xử lý công việc trên môi trường mạng từ trung ương đến địa phương một cách nhanh chóng, kịp thời. Hiện nay, Ngành Bảo hiểm xã hội đã hoàn thành việc cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho tất cả các thủ tục hành chính của ngành; tích hợp, cung cấp trên 20 dịch vụ công thuộc 14 thủ tục hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, 7 dịch vụ trên ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số. Như vậy, tất cả các thủ tục hành chính gồm: Thu Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Cấp sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế; Thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội; Chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội; Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế đều được thực hiện trên không gian số. Qua đó, giúp cho doanh nghiệp, người lao động dễ dàng theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ, kiểm tra đối chiếu dữ liệu thu, cấp sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế và giải quyết chế độ chính sách đảm bảo minh bạch, chính xác, kịp thời.
Sau gần 2 năm triển khai ứng dụng VssID- Bảo hiểm xã hội số là một bước đi quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số của ngành Bảo hiểm xã hội. Qua đó, người dân có thể sử dụng ứng dụng VssID để thực hiện khám, chữa bệnh, quản lý, theo dõi quá trình tham gia BHXH, BHYT.
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, chủ động nâng cấp các ứng dụng trong các giao dịch hành chính, ngành BHXH đang từng bước hoàn thiện các tiện ích, đơn giản thủ tục và linh hoạt trong quá trình phê duyệt khi người dùng đăng ký ứng dụng, đảm bảo nguyên tắc bảo mật thông tin; mang tới sự thuận tiện, hài lòng cho cá nhân, tổ chức.
Việt Nam có thể trở thành trung tâm tài chính khu vực dựa trên công nghệ Blockchain
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực Blockchain, Việt Nam có lợi thế về tốc độ tiếp cận công nghệ và sự năng động của thị trường, hoàn toàn có thể trở thành một trung tâm tài chính dựa trên Blockchain trong khu vực.
Gia công phần mềm – hướng đi hiệu quả của các doanh nghiệp công nghệ
Việt Nam hiện đang giữ vị trí Top 6 trên thế giới về gia công, xuất khẩu phần mềm. Với nhu cầu về chuyển đổi số như hiện nay, cùng với việc sản xuất ra các sản phẩm công nghệ mang thương hiệu riêng thì hoạt động gia công phần mềm vẫn đang là hướng đi hiệu quả được nhiều doanh nghiệp công nghệ lựa chọn.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục nghề nghiệp
Trước xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời giúp học sinh, sinh viên thích ứng tốt hơn với yêu cầu của thị trường lao động hiện đại.
Ứng dụng học bạ số trong ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa
Bắt đầu từ năm học 2023 - 2024, ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai các bước nhằm thí điểm và tiến tới triển khai rộng rãi học bạ số góp phần tạo sự minh bạch trong quản lý kết quả học tập, rèn luyện của học sinh… Học bạ số được cho là giải pháp quan trọng để thúc đẩy mạnh mẽ nhiệm vụ cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.
Xác thực danh tính tài khoản mạng xã hội tại Việt Nam
Từ ngày 25/12, Nghị định 147 về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng do Chính phủ ban hành chính thức có hiệu lực.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ
Năm 2024, ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước về kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).
Hiệu quả nghiên cứu, khảo nghiệm giống cây trồng mới phục vụ sản xuất
Thời gian qua, để chủ động nguồn giống tốt, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tích cực nghiên cứu, khảo nghiệm nhiều loại giống cây trồng nhằm lựa chọn những giống có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh để sản xuất trên diện rộng, góp phần tăng năng suất, sản lượng và thu nhập cho nông dân.
Chữ ký số là một thành phần của hạ tầng số Việt Nam
Một mục tiêu đặt ra trong chiến lược hạ tầng số Việt Nam là tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đạt trên 50% vào năm 2024 và hơn 70% vào năm 2030.
Tập huấn miễn phí sử dụng công cụ AI trong dạy học cho giáo viên Việt Nam
Hai tháng cuối năm 2024, dự án ‘Ứng dụng các công cụ AI trong dạy và học’ đã tập huấn cho hơn 1.400 giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước. Dự án sẽ triển khai tiếp các hoạt động trong năm 2025.
Hơn 80 ứng dụng Chính phủ Việt Nam được xác minh trên Google
Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đã hợp tác với Google và các cơ quan liên quan để cấp nhận diện cho ứng dụng của Chính phủ. Việt Nam là quốc gia đầu tiên triển khai xác thực ứng dụng Chính phủ trên Google Play Store.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.