Số hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp
Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đã đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty TNHH Hạt giống HaNa, xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương đã tập trung nghiên cứu, số hóa quy trình sản xuất hạt lúa giống và cho ra thị trường nhiều giống lúa mới có năng suất cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng lúa giống chất lượng của nông dân. Theo đó, trên diện tích 50.000 m2, Công ty đã xây dựng cơ sở vật chất và đưa vào vận hành các phân khu chức năng, như: Khu sản xuất siêu nguyên chủng; khu duy trì và nghiên cứu giống gốc; khu chế biến và bảo quản…với công suất khoảng 4.000 tấn giống/năm. Hiện nay, Công ty đã xây dựng hệ thống nhà máy với quy trình tự động hóa khép kín từ khâu sản xuất, đóng gói, bảo quản hạt lúa giống chất lượng cao. Hạt lúa giống sau khi làm sạch, sấy khô sẽ được đưa vào máy đóng gói, được kiểm soát mọi thông số sản phẩm như: trọng lượng, mã vạch, ngày sản xuất, thông tin sản phẩm được máy quét bằng mã QR Cood nhằm kiểm định chất lượng sản phẩm trước khi cung ứng ra thị trường. Kho bảo quản hạt giống được áp dụng công nghệ hút chân không, có đồng hồ theo dõi nhiệt độ, van xả áp, nhằm cân bằng nhiệt độ thích hợp trong quá trình bảo quản các giống lúa. Đội ngũ công nhân trong nhà máy được đào tạo đủ năng lực tổ chức sản xuất, vận hành hệ thống số hóa quy trình sản xuất hạt giống đã được cơ quan chức năng kiểm định. Hiện nay, các giống lúa chất lượng cao hàng đầu Việt Nam như: ADI 28, ADI 168, HANA 112 của công ty đã được lưu hành ở 63 tỉnh thành.
Ông Nguyễn Ngọc Hoàn, Giám đốc Công ty TNHH Hạt giống HaNa, Tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Công ty đã đầu tư nhà máy, công xưởng và máy móc hiện đại, tự động hoá hoàn toàn để sản xuất lượng giống đáp ứng nhu cầu bà con Nhân dân".
Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Hoàng Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa là đơn vị may xuất khẩu thời trang cho các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu. Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng, Công ty đã đầu tư các trang thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại cho các công đoạn sản xuất như: máy vẽ sơ đồ tự động, máy cắt, may tự động, máy trải vải, máy cuộn viền, máy kiểm tra vải, máy tời vải. Để sản phẩm may mặc giảm thiểu được rủi ro, sai sót do thao tác của công nhân, công ty đã đầu tư hệ thống chuyền may lập trình tự động bằng máy tính. Với quy trình sản xuất này tất cả các công đoạn được kiểm soát hoàn toàn tự động; các thông tin, dữ liệu liên quan đến quy trình hoàn thiện sản phẩm đều có thể theo dõi và kiểm soát trên phần mềm đã được lập trình sẵn; sai sót gần như không thể xảy ra so với phương pháp may truyền thống. Nhờ đó tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Mỗi tháng công ty xuất khẩu trên 200 nghìn sản phẩm may mặc các loại.
Chị Đào Thị Mai, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Hoàng Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Công ty tập trung đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại đồng bộ, khép kín từ các khâu, giúp đem lại hiệu quả tối ưu; tận dụng được thị trường đối tác tiềm năng để phát triển".
Công ty TNHH Giày Kim Việt, Cụm công nghiệp làng nghề huyện Nông Cống hiện đang tạo việc làm thường xuyên cho gần 3.000 lao động địa phương. Hiện nay, Công ty đã đầu tư hệ thống máy may lập trình - một trong số các dòng máy may có công nghệ nổi bật nhất trong ngành hàng sản xuất da giày. Để sử dụng, người lao động chỉ cần cài đặt thông số kỹ thuật chi tiết trên màn hình điều khiển được nối với máy may lập trình chuyên dụng. Sau đó dùng các chi tiết cần may đặt vào trong phần khung điều khiển của kim may và bấm nút. Máy may lập trình setup lệnh tạo nên những đường chỉ may như mong muốn. Máy may lập trình còn may được những chi tiết nhỏ, cần có sự tỉ mỉ chính xác, đường chỉ may phức tạp như: đường cong, trang trí đường zích-zắc, các chi tiết đính logo nhãn hiệu cho sản phẩm. Đến nay, việc tự động hóa trong các quy trình sản xuất của công ty đã đạt trên 60%; hỗ trợ đắc lực cho công nhân trong quá trình hoàn thiện sản phẩm đảm bảo chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Chị Đỗ Thị Thuý Hoà, Công ty TNHH Giày Kim Việt, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Vào làm việc của ca chúng tôi được điểm danh bằng nhận diện khuôn mặt, các khâu trong quá trình sản xuất, hoàn thiện sản phẩm đều hỗ trợ bới các thiết bị máy móc, công nhân rất thuận tiện khi hoàn thiện sản phẩm; sản phẩm có độ chính xác tuyệt đối".
Ông Trần Văn Thắng, Phó trưởng phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Việc phát triển doanh nghiệp luôn gắn liền với phát triển công nghệ, chúng tôi tuyên truyền, tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư đổi mới năng suất lao động; phát triển kinh doanh số an toàn…".
Tính đến tháng 9/2024, trên địa bàn tỉnh có trên 20.000 doanh nghiệp; tỷ lệ doanh nghiệp chuyển đổi số trên tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế đạt gần 30%. Toàn tỉnh có 5.550 doanh nghiệp được tham gia khảo sát, đánh giá mức độ hoàn thành chuyển đổi số. Cùng với đó, hoạt động kinh tế số với nhiều giải pháp được triển khai như: ứng dụng các giải pháp số hóa trong hoạt động quản trị doanh nghiệp; sử dụng hệ thống chấm công tự động để quản lý nhân sự từ xa; ứng dụng các phần mềm kế toán, quản lý kho hàng, thực hiện giao dịch thương mại điện tử, ký kết đơn hàng trực tuyến với khách hàng, liên kết với các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt… Qua đó giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa được các yêu cầu về chi phí, tăng năng suất lao động và mở rộng thị trường.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.