Số lượng thẻ tín dụng của TPBank đang nằm trong nhóm ngân hàng dẫn đầu
TPBank đang nằm trong Top 3 ngân hàng dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng doanh số và số lượng thẻ tín dụng trong tổng số gần 30 tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam, theo Visa.
Tổ chức thẻ tín dụng Visa Việt Nam (Visa) vừa mới công bố số liệu về tốc độ tăng trưởng doanh số và số lượng thẻ tín dụng của gần 30 tổ chức phát hành thẻ tín dụng tại Việt Nam. Theo báo cáo này, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) được Visa ghi nhận là một trong 3 ngân hàng top đầu về tốc độ tăng trưởng doanh số và số lượng thẻ tín dụng.
Tốc độ tăng trưởng gấp 2 lần mỗi năm
Có thể thấy, thẻ tín dụng giờ đây đã trở thành công cụ thanh toán phổ biến hơn rất nhiều nhờ hệ thống chấp nhận thanh toán thẻ rộng khắp, công nghệ thanh toán ngày một an toàn hơn và tâm lý “ngại nợ”của khách hàng cũng giảm bớt.
Theo báo cáo từ Hiệp hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam, tính đến cuối năm 2018, số lượng thẻ đang lưu hành trên toàn quốc đạt trên 86 triệu thẻ, tăng 12% so với năm 2017. Trong đó, thẻ quốc tế tăng trưởng cao hơn so với thẻ nội địa, ở mức 17% so với 11%. Doanh số sử dụng thẻ quốc tế cũng tiếp tục tăng cao, đạt 44% năm 2018, chiếm tỷ lệ 17% so với năm 2017 là 13%.
Riêng tại TPBank, trong vòng 4 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng thẻ tín dụng cũng tăng mạnh cả về số lượng và doanh số. Một số liệu thống kê chỉ ra rằng so với năm 2014, số lượng thẻ tín dụng của TPBank tính đến cuối năm 2018 đã tăng trưởng gấp gần 7 lần trong khi doanh thu mang lại từ thẻ tăng gấp hơn 10 lần.

Tốc độ tăng trưởng về số lượng và doanh số của thẻ tín dụng tại TPBank
Đặc biệt, theo số liệu báo cáo của Visa, quý 1/2019, TPBank đã có sự tăng trưởng vượt bậc so với toàn thị trường về sản phẩm thẻ. Theo đó, số lượng thẻ trên toàn thị trường trong quý 1 tăng 16% trong khi tại TPBank, con số này là 70%, tương đương mức độ tăng trưởng tại TPBank gấp 6 lần so với thị trường. Bên cạnh đó, doanh số mang lại từ thẻ tín dụng của TPBank cũng gần gấp đôi mức tăng trưởng của toàn thị trường ở mức 55% so với 34%.
Ông Nguyễn Hưng – TGĐ TPBank cho biết thành quả này đến từ nhiều yếu tố, đặc biệt do “phạm vi tiếp cận khách hàng của TPBank ngày càng mở rộng, hướng tới người trẻ năng động. Ngoài những chương trình ưu đãi về lãi và phí dịch vụ, một trong những điểm mạnh khác nữa của chúng tôi là phục vụ khách hàng 24/7, giúp khách hàng có thể tiếp cận với dịch vụ bất cứ thời gian nào.”
Sản phẩm vượt trội – công nghệ số ưu việt
Với định hướng trở thành ngân hàng tiên phong xu hướng thẻ, đa dạng hóa sản phẩm, tạo sự khác biệt trên thị trường, hiện tại, phạm vi tiếp cận của TPBank đang trải rộng ở nhiều phân khúc khách hàng. Ở mỗi phân khúc, TPBank có những nghiên cứu kĩ lưỡng về hành vi khách hàng để đưa ra sản phẩm phù hợp như sản phẩm thẻ FreeGo dành cho giới trẻ yêu du lịch, sản phẩm Mastercard World dành cho khách hàng cao cấp…

Đặc biệt, đi kèm với thẻ FreeGo mới ra mắt đầu năm nay, TPBank cũng thiết kế riêng ứng dụng MyGo - ứng dụng đi đầu về công nghệ dành cho giới trẻ, cho phép khách hàng thực hiện mọi thao tác từ việc đăng ký mở thẻ cho tới việc sử dụng, quản lý và nhận ưu đãi trên ứng dụng. Sản phẩm sau khi ra mắt đã nhận được sự đón nhận tích cực từ thị trường.
Dù là sản phẩm gì thì ngân hàng đều có sự đầu tư kĩ lưỡng cả về các chính sách sản phẩm, các ưu đãi sử dụng hấp dẫn cũng như nền tảng công nghệ số nhằm mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Ví dụ như trước đây, sau khi mở thẻ, khách hàng sẽ phải chờ khá lâu để nhận được mã PIN giấy. Với ePIN (mã PIN điện tử), sau khi nhận thẻ, chủ thẻ TPBank có thể nhận mã PIN, kích hoạt thẻ và sử dụng thẻ ngay lập tức chỉ với thao tác gửi tin nhắn tới tổng đài.
TPBank cũng là ngân hàng đầu tiên triển khai thẻ chip kết hợp contactless (không tiếp xúc) tại Việt Nam. Công nghệ này giúp khách hàng tối ưu tiện ích, rút ngắn thời gian thanh toán và bảo vệ thông tin thẻ tốt hơn, giảm thiểu các nguy cơ gian lận thẻ bởi chủ thẻ chỉ cần chạm nhẹ thẻ vào đầu đọc thẻ là có thể thanh toán thay vì phương thức quẹt thẻ truyền thống.

Các chủ thẻ tín dụng tại TPBank cũng được áp dụng công nghệ bảo mật tiên tiến nhất hiện nay như 3D secure giúp khách hàng có thêm 1 bước bảo mật khi thanh toán online.
Có thể thấy, “trái ngọt” này đến từ những nỗ lực không ngừng của TPBank trong việc thấu hiểu nhu cầu khách hàng để đưa ra những thay đổi trong chính sách tiếp cận và chăm sóc khách hàng cũng như mang đến nhiều dòng thẻ mới với tiện ích vượt trội, nhắm đúng mục tiêu khách hàng cần.
Theo Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025. Lũy kế giải ngân đến hết ngày 30/6 ước đạt 268.000 tỷ đồng và bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại
Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay
Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.

Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đạt mục tiêu 8%
Theo nhận định của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, mặc dù vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng, hướng tới đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025.

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị nuôi trồng thủy sản
Trong nuôi trồng thủy sản, tôm là con nuôi có giá trị hàng hóa lớn, mang lại thu nhập cao. Để giảm thiểu các rủi ro, các hộ nuôi tôm ở Thanh Hóa đã đầu tư nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nhằm quản lý, kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, dịch bệnh và nâng cao năng suất, sản lượng tôm.

Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7
Nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa và huy động sự tham gia đồng bộ, thống nhất từ các địa phương, Bộ Y tế sẽ triển khai Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng, chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7.

Từ 1/8, hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động
Từ ngày 1/8/2025, hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ (dưới 1 triệu đồng), vận chuyển thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ áp dụng thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, không phân biệt phương thức vận chuyển.

Khu vực kinh tế tập thể phát triển được 170 sản phẩm OCOP
Theo thống kê của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 6/2025, tỉnh Thanh Hóa có 645 sản phẩm OCOP, trong đó có 170 sản phẩm thuộc khu vực kinh tế tập thể.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.