Sôi nổi các hoạt động văn hoá, thể thao tại Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội năm 2025
Trong khuôn khổ Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2025 do UBND thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá tổ chức, trong 03 ngày, từ 23/3/2025 đến ngày 25/3/2025 (tức là từ ngày 24/02 đến ngày 26/02 Âm lịch), tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Sòng Sơn, phường Bắc Sơn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dân gian sôi nổi, thu hút sự tham gia, quan tâm của đông đảo Nhân dân và du khách.
Trong ngày 23/3 - ngày đầu tiên diễn ra các hoạt động của Lễ hội, Nhân dân và du khách đã được hoà mình vào không khí vui tươi, hào hứng của hội thi nấu cơm truyền thống, giải cờ tướng, thi kéo co…được tổ chức ngay tại sân đền.
Bà Ngô Thị Thanh, khu phố 1, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Chúng tôi rất phấn khởi khi được tham dự các hoạt động này, giúp cho bà con khu phố đoàn kết, giữ gìn nét đẹp văn hoá".

Điểm nhấn trong phần hội của Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2025 là hội thi nấu cơm truyền thống. Đây là hoạt động tái hiện hình ảnh những người lính hậu cần của nghĩa quân Tây Sơn vừa đi, vừa nấu cơm để nuôi quân hành quân thần tốc ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long vào mùa xuân Kỷ Dậu 1789. Khi đó, vùng đất Bỉm Sơn là nơi hội quân trước khi tiến ra Thăng Long.

Tham gia hội thi nấu cơm năm nay có 10 đội đến từ 10 khu phố của phường Bắc Sơn. Mỗi đội gồm 4 thành viên, được trang bị các dụng cụ: cối, chày, nồi đất, nước và 1kg thóc để giã gạo, thực hiện phần thi. Trong thời gian 45 phút, các đội thi phải hoàn thành các công đoạn: từ giã gạo, sàng sảy đến nấu cơm. Khi nấu, mỗi đội cử 2 người khiêng nồi cơm, 1 người châm lửa, 1 người nấu cơm; cả đội vừa di chuyển theo vòng tròn vừa nấu cho đến khi cơm chín. Phần thi này đòi hỏi các thành viên vừa phải thao tác nhanh nhẹn, khéo léo, vừa phải quan sát tốt và phối hợp ăn ý, nhịp nhàng.
Ông Nguyễn Văn Hải, khu phố 6, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá: "Chuẩn bị cho cuộc thi này, chúng tôi phải tập luyện trước, phải làm sao đảm bảo thời gian, nấu cơm ngon".

Các hoạt động văn hoá, thể thao dân gian tại Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2025 không chỉ tạo môi trường sinh hoạt, hưởng thụ văn hoá lành mạnh cho Nhân dân, góp phần giữ gìn giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp; mà còn làm phong phú thêm sản phẩm du lịch, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến với Đền Sòng - nơi được mệnh danh là "Thiêng nhất xứ Thanh". Chính lễ sẽ được tổ chức vào sáng ngày 25/3, tức 26/2 âm lịch.

Chương trình nghệ thuật quần chúng và chiếu phim lưu động tại huyện Thường Xuân
Trung tâm xúc tiến Du lịch và Văn hóa, Điện ảnh Thanh Hóa vừa tổ chức Chương trình nghệ thuật quần chúng và chiếu phim lưu động chào mừng thành tựu 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025) tại huyện Thường Xuân.

Hải Tiến sẵn sàng cho mùa du lịch biển năm 2025
Để đón mùa cao điểm du lịch biển năm 2025, thời điểm này, trên địa bàn Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, các tổ chức đoàn thể đang khẩn trương hoàn tất các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, cảnh quan môi trường biển để phục vụ du khách.

Vang vọng Chí Linh Sơn
Huyện miền núi Lang Chánh không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với đỉnh Pù Rinh hùng vĩ cùng dòng thác Ma Hao tuyệt đẹp, mà còn là vùng đất gắn liền với câu chuyện lịch sử hào hùng về người anh hùng dân tộc Lê Lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Minh xâm lược. Đây cũng là nơi quần cư, sinh sống của 3 dân tộc lớn: Thái, Mường và Kinh với những nét đẹp văn hóa riêng biệt. Chính nhờ những yếu tố nổi trội cả về thiên nhiên và con người, những năm qua, Lang Chánh đã và đang "chuyển mình" trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong hành trình khám phá xứ Thanh.

Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm
Tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust (Anh) đánh giá Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm tại Việt Nam.

Bông hoa của đại ngàn
Những năm gần đây, Thạch Lâm đã trở thành địa chỉ được ghi dấu trên bản đồ du lịch cộng đồng của tỉnh Thanh Hoá. Để có những đổi mới trong cách làm du lịch nhằm thu hút du khách, những người trẻ ở xã Thạch Lâm đóng vai trò tiên phong. Một trong số đó là cô gái Mường Bùi Thị Nga - người mang khát vọng khai phá tiềm năng du lịch cộng đồng, mở ra hướng đi mới cho người dân bản địa. Giữa núi rừng đại ngàn, Nga như bông hoa nhỏ, kiên cường mà rực rỡ vươn lên với khát vọng thoát nghèo.

Loạt video clip quảng bá du lịch Việt Nam nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G
Nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác về Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ 4 được tổ chức tại Việt Nam, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam) đã cho ra mắt 3 video clip quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch Việt Nam.

Các điểm du lịch cộng đồng sẵn sàng đón khách dịp lễ 30/4 - 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày. Đây là thời gian cao điểm để các địa phương đón lượng lớn du khách và mở đầu cho mùa du lịch hè 2025. Đến thời điểm này, các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực để đón tiếp và phục vụ du khách trong và ngoài tỉnh.

Công bố quy hoạch khu di tích Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Chiều ngày 14/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm: Núi Nưa, Đền Nưa, Am Tiên) giai đoạn 2025 - 2035, tầm nhìn đến năm 2045.

Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử vùng đất cổ Thủy Chú
Sáng 12/4, Hội khoa học và lịch sử Thanh Hóa phối hợp với UBND thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa vùng đất Thủy Chú, nay là thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa phục vụ phát triển kinh tế, xã hội”. Tham dự hội thảo có trên 100 đại biểu là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử, khảo cổ, dân tộc học trong và ngoài tỉnh.

Cần xung lực mới để khu di tích Đền Nưa - Am Tiên phát triển đột phá
"Manh mún, nhỏ lẻ, thiếu liên kết và thiếu tính bền vững” - đó là thực trạng đáng buồn của khu di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh Điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên) kể từ khi được chính thức công nhận là di tích cấp Quốc gia đến nay. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, đã đến lúc cần định vị lại giá trị của khu vực này trong dòng chảy văn hóa truyền thống và xu thế hiện đại, nhằm thúc đẩy sự phát triển đột phá, đặc biệt là khắc phục hạn chế về cơ chế quản lý lỏng lẻo, cơ sở vật chất nghèo nàn và sự thiếu hụt giáo dục di sản.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.